Hiện nay, phần lớn đường giao thông nông thôn đã được cải tạo mở rộng, nâng cấp, bêtông hóa nhưng lại thiếu hệ thống biển báo và các thiết bị bảo đảm ATGT và đặc biệt là tầm quan sát bị hạn chế bởi cây xanh và nhà ở. Thêm nữa, nhiều địa phương chưa nhận thức đầy đủ để huy động các lực lượng tham gia đảm bảo ATGT.
Mặt khác, đường miền núi, vùng nông thôn thường có nhiều ngã rẽ và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT khu vực nông thôn mỏng, những vi phạm diễn ra hầu như không bị xử lý, mặc dù lực lượng CA xã đã được phép xử lý các hành vi vi phạm. Song các hành vi vi phạm không được xử lý vì đa phần những người vi phạm đều là anh, em, con cháu trong họ và người làng. Đây là một trong những nguyên nhân rất đặc thù khiến TNGT tại các vùng nông thôn có chiều hướng tăng.
Nếu tính cả đường tỉnh và đường nông thôn thì TNGT xảy ra theo chiều hướng tăng; năm 2011 là 24,4%, năm 2013 tăng lên 29,3%. Tính riêng TNGT 9 ngày Tết Giáp Ngọ và 5 ngày nghỉ lễ vừa qua tại khoa cấp cứu Bệnh viện Việt Đức cho thấy hầu hết các ca bệnh nặng đều liên quan đến tai nạn xe môtô, xe máy ở khu vực nông thôn, đường liên thôn, liên xã.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã