Học tập đạo đức HCM

Bất cập ngành chăn nuôi: Nhập từ con giống đến… cái máng lợn

Thứ sáu - 21/11/2014 09:26
LTS: Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp lớn, trong đó ngành chăn nuôi giữ vai trò quan trọng thứ 2 sau trồng trọt. Tuy nhiên, nhìn lại thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay, có thể thấy chúng ta đang lệ thuộc rất nhiều từ bên ngoài, từ con giống, thức ăn chăn nuôi (TACN), công nghệ, kỹ thuật đến thiết bị máy móc phục vụ... Không tái cơ cấu và có giải pháp khắc phục, ngành chăn nuôi Việt sẽ thua trắng trên sân nhà.
 

Bài 1: Tràn ngập giống ngoại trên đất Việt

Thực tế cho thấy, hiện các giống vật nuôi trong nước như lợn, gà, bò, vịt… đều có nguồn gốc “ngoại nhập” và đây cũng là những giống chiếm tỷ lệ cao trong các trại chăn nuôi tập trung công nghiệp, còn các giống bản địa phần lớn tồn tại dưới dạng “đặc sản”.

Giống nội… kém chất lượng

PGS-TS Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, trong một hội nghị chăn nuôi ở TP.HCM từng lắc đầu ngao ngán: “Ngành chăn nuôi chúng ta đang phải nhập khẩu con giống và phụ thuộc hoàn toàn nước ngoài về công nghệ, chuồng trại”. Cụ thể, theo dẫn chứng của ông Vang, hiện hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.000 con giống heo, 7.000 – 8.000 con giống bò sữa và 1,2 triệu con giống gia cầm. Đấy là chưa kể một lượng giống nhập khổng lồ từ Trung Quốc đổ vào nước ta qua con đường tiểu ngạch không kiểm soát được. “Không tính giống bò sữa, mỗi năm nước ta tốn khoảng 6 triệu USD nhập giống gia súc, gia cầm. Trong đó khoảng 2 triệu USD nhập giống heo và 4 triệu USD giống gia cầm” – ông Vang cho biết.

Nguồn giống cung cấp cho trại nuôi chủ yếu là nhập khẩu.

Trao đổi với NTNN, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi chia sẻ, sở dĩ họ phải nhập heo giống về do các loại giống heo trong nước chất lượng kém, năng suất thấp, nhiều mỡ và khả năng chống chịu bệnh tật kém. Nguồn heo giống Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch...với giá từ 2.500 – 5.000 USD/con, tùy giống. “Giá mắc hơn trong nước gấp mấy lần nhưng chúng tôi vẫn phải chấp nhận nhập vì năng suất giống ngoại cao hơn gấp 1,5 lần giống nội. Chưa kể, thịt, cơ bắp chắc hơn, lại tiêu tốn thức ăn ít hơn, thoái hóa lâu hơn và khả năng chịu bệnh tật tốt hơn” – một doanh nghiệp chăn nuôi trong nước giải thích.

 

Quan điểm
 
Ông Nguyễn Văn Trọng
 Trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi, khâu đột phá đầu tiên chính là con giống. Trước mắt Cục đang cho rà soát lại và tăng cường kiểm tra quản lý chất lượng con giống gia súc, gai cầm ở 4 tỉnh: Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Thọ và Nam Định, sau đó sẽ mở rộng ra cả nước trong tháng 1.2015. Mặt khác Bộ NNPTNT cũng tăng mức hỗ trợ cho 41 đơn vị nuôi giữ giống gốc từ 44 tỷ đồng năm 2014 lên 55 tỷ đồng năm 2015 để nâng cao chất lượng đàn giống chăn nuôi cả nước lên. 
Mặc dù nhập heo giống chất lượng về, nhưng kỹ thuật, công nghệ nuôi của Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế nên vẫn không nhân được một đàn giống hậu bị tốt. Ông Nguyễn Trí Công- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai phân tích: “Trên thế giới người ta áp dụng công nghệ khai thác giống bắt đầu từ đời cụ kỵ - ông bà đến đời cha mẹ rồi mới cho ra heo thương phẩm nên chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Còn ở Việt Nam lại bỏ mất 2 đời đầu, các công ty giống chỉ bắt đầu từ giống cha mẹ sản xuất ra con thương phẩm. Ngay cả con heo giống cụ kỵ nhập khẩu về làm theo kiểu đó cũng chỉ khai thác được 3 - 4 năm là thoái hóa giống. Năng suất, chất lượng mấy năm sau giảm nên rốt cuộc năm nào cũng phải nhập giống”.

Nước ngoài chiếm lĩnh thị phần

Tương tự như vậy là giống gia cầm. Theo Hiệp hội Chăn nuôi VN, trong 10 tháng đầu năm 2014, cả nước nhập khoảng 1,2 triệu con giống gia cầm với giá nhập khẩu bình quân gần 4 USD/con giống. Giống nhập từ New Zealand và Mỹ đều tăng mạnh.

Còn ở thị trường trong nước, ông Lê Bá Lịch- Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, cho biết hiện nay 100% giống gà lông trắng đều do các công ty chăn nuôi nước ngoài như CP, Japfa, Emivest… chiếm giữ. Các DN này cũng nắm luôn nguồn cung gà giống dùng nuôi để đẻ trứng trong nước. Thị phần của các đơn vị này chiếm hơn 90% cả nước. Mỗi tháng 3 đơn vị này cung cấp ra thị trường khoảng 6,5 triệu con giống gà các loại.

“Đến con vịt là lợi thế của mình mà giờ cũng bị Công ty Grimaud của Pháp chiếm gần hết thị phần ở khu vực phía Nam. Thị trường gà lông màu vốn thuộc các DN VN thì giờ các DN nước ngoài cũng đã nhào vô nuôi giành thị phần” – ông Nguyễn Văn Trọng- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) lo lắng nói.

Còn ông Châu Nhựt Trung- Giám đốc Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ thừa nhận, năm nào công ty ông cũng mua giống vịt của một DN nước ngoài tại VN là do giống ngoại ổn định, chất lượng đồng đều, tăng trọng nhanh và có nhiều chính sách chăm sóc hỗ trợ tốt. Theo tìm hiểu của NTNN, chính sự lệ thuộc vào con giống nước ngoài khiến các DN lo ngại ngành chăn nuôi trong nước sẽ bị các DN nước ngoài thao túng giá cả và thị trường vì độc quyền. Bởi cung cấp con giống luôn đi kèm với thức ăn, thuốc thú y, kỹ thuật nuôi, công nghệ chuồng trại...

Anh Hoàng Mạnh Hà, ở Trảng Bom (Đồng Nai) chia sẻ: “Đợt 3 năm trước, nhà tôi nuôi gà bị dịch bệnh chết hết, mọi người nói do con giống kém chất lượng. Có người mách mua con giống của 1 công ty nước ngoài, tôi nghe theo. Rồi họ (công ty nước ngoài đó – PV) xuống tư vấn để con giống khỏe phải chích thuốc này, dùng thức ăn kia, kỹ thuật nuôi nọ, kêu đâu phải xây dựng trại lạnh cả tỷ đồng để nuôi gà. Tôi đâu có vốn, thế là lần hồi, tôi chuyển qua nuôi gia công phứt cho họ cho khỏe”.

  Theo Cục Chăn nuôi, năm nay sản lượng con giống trong chăn nuôi nhập khẩu về tăng mạnh. Cụ thể nếu các năm trước sản lượng nhập khẩu bình quân khoảng 1.000 con giống heo/năm thì chỉ trong 8 tháng đầu năm 2014, sản lượng nhập đã tới 1.600 con. Tương tự bên con giống gia cầm, sản lượng nhập khẩu các năm trước là từ 1 - 1,2 triệu con, trị giá khoảng 4 triệu USD thì chỉ trong 7 tháng đầu năm 2014, cả nước đã nhập khẩu gần 950.000 con giống gia cầm với tổng trị giá hơn 3,67 triệu USD.
Ngọc Minh
Nguồn danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập491
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm463
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại797,127
  • Tổng lượt truy cập90,860,520
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây