Học tập đạo đức HCM

Bí thư Đoàn trồng rau, củ quả Hàn Quốc cực "khủng" trên “đất lạnh”

Thứ ba - 30/01/2018 17:59
Nhờ biết nắm bắt cơ hội và mạnh dạn đầu tư, anh Bùi Văn Tân, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tuân Lộ (Tân Lạc, Hoà Bình) đã tìm được hướng khởi nghiệp đầy hứa hẹn với sản phẩm rau, củ có nguồn gốc từ Hàn Quốc…

bi thu doan trong rau, cu qua han quoc cuc 'khung' tren “dat lanh” hinh anh 1

Anh Bùi Văn Tân, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tuân Lộ (Tân Lạc) khởi nghiệp với mô hình trồng rau, củ Hàn Quốc trên "đất lạnh” Quyết Chiến.

Những ngày này, đường lên xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) mây mù giăng kín lối, tầm nhìn chỉ còn dăm mét. Để đảm bảo an toàn, các phương tiện trên đường đều phải bật đèn pha. Cùng với anh Tân, chúng tôi "xé” màn sương đặc quánh lên thăm quan mô hình trồng rau, củ sạch của gia đình anh đầu tư ở xóm Biệng. Quả đúng như những gì Bí thư Huyện Đoàn Tân Lạc Cao Viết Đồng giới thiệu, những luống củ cải trắng, củ cải tím, luống hành của gia đình anh Tân đều thuộc dạng "khủng”. "Theo như bên cung cấp giống cho biết, ở bên Hàn Quốc họ trồng củ cải trắng đạt trọng lượng cao nhất khoảng 1, 6 kg. Còn trên này, sau 10 tháng trồng và qua 3 lứa thu hoạch vừa rồi, có củ đã nặng trên 1, 6 kg. Cây hành này cũng là giống của Hàn Quốc, trọng lượng khi thu hoạch có thể đạt trên 0,2 kg/cây. Nhìn chung, khí hậu trên này khá thuận lợi nên những loại rau củ gia đình đang trồng phát triển khá tốt”, anh Tân chia sẻ.

Nói về cơ duyên đến với những nông sản của Hàn Quốc, anh Tân cho hay, trước đây, anh rất thích làm kinh tế, có thời điểm đã đầu tư chăn nuôi gà nhưng hiệu quả đem lại không cao. Từ đó, anh luôn suy nghĩ làm sao để tìm được hướng phát triển kinh tế phù hợp, đem lại hiệu quả cao. Năm 2014, tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc GNI (Good Neighbors International) triển khai dự án hỗ trợ nông dân xã Quyết Chiến trồng rau, củ có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Với mong muốn vừa xây dựng mô hình cho gia đình, vừa đi đầu để bà con làm theo nên anh Tân đã bàn bạc với gia đình quyết định xây dựng mô hình này.

"Để có diện tích đất xây dựng mô hình, gia đình phải thuê gần 1, 5 ha đất ruộng của bà con, thời hạn thuê 5 năm, với tổng giá thuê gần 160 triệu đồng. Đó là số tiền khá lớn, nhưng tôi nhận thấy đây là cơ hội tốt vì sản phẩm mới, lạ, cùng với đó là đầu ra được đảm bảo khi dự án đứng ra làm trung gian trong vấn đề bao tiêu sản phẩm. Do đó, gia đình đã vay mượn để đầu tư trồng rau. Rất may, sau giai đoạn đầu thất bại vì thiên tai, đến nay, vườn rau đã đem lại thành quả bước đầu khá lạc quan”, anh Tân phấn khởi cho biết.

Tháng 5/2017, anh Tân bắt tay vào sản xuất đến nay, anh đã thu được trên 100 triệu đồng tiền bán sản phẩm. Theo anh Tân tâm sự, những sản phẩm của gia đình đều được bao tiêu bởi siêu thị, do đó, họ yêu cầu về chất lượng rất cao. "Sản phẩm phải đẹp, đồng thời đủ kích cỡ và an toàn. Nếu khi thu mua, họ kiểm tra mà không đáp ứng hoặc lưu lượng các chất bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép họ sẽ loại ngay. Do đó, chúng tôi luôn phải học hỏi, trau dồi kỹ thuật để tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng yêu cầu của siêu thị, đồng thời cũng để phát triển bền vững”, anh Tân chia sẻ.

Là Bí thư Đoàn Thanh niên xã Tuân Lộ nên anh Tân không có nhiều thời gian để chăm sóc vườn rau của gia đình. Dù khoảng cách từ nhà lên vườn 14 km những mỗi buổi chiều tan làm, anh đều chạy xe máy lên thăm vườn. Hiện nay, việc chăm nom vườn rau do bố mẹ anh phụ trách. Ngoài ra, gia đình anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động địa phương.

"Hiện nay, tôi chưa trồng được hết diện tích đất đã thuê nên trước mắt sẽ tập trung trồng hết diện tích và chăm sóc thật tốt. Với tình hình phát triển và đầu ra như hiện nay, tôi rất lạc quan về hướng đi mà mình lựa chọn. Trên này, từ lâu cây su su đã trở thành cây đem lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp thì su su phát triển kém. Còn củ cải, hành hay cải tím có nguồn gốc từ Hàn Quốc khá phù hợp với đồng đất nơi đây. Đó sẽ là lợi thế của mô hình mà gia đình tôi đang làm. Bản thân tôi sẽ nỗ lực trau dồi thêm kiến thức để tạo ra những sản phẩm sạch cho thị trường”, anh Tân chia sẻ.

 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập247
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm244
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại820,681
  • Tổng lượt truy cập90,884,074
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây