Học tập đạo đức HCM

Cá chình, cá bống tượng mất cân đối cung cầu

Thứ hai - 07/01/2013 04:50
Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, một số loại cá nước ngọt, nước lợ tại Cà Mau lại đối mặt với tình trạng giảm giá…, nhất là hai loài thủy sản nước lợ đang được nông dân nuôi phổ biến là cá chình và bống tượng.

Mô hình nuôi cá bống tượng cho năng suất cao, nhưng bà con đang lo lắng vì giá giảm

"Héo ruột"...

Dân trong nghề nuôi cá chình, bống tượng hầu như đều biết ông Huỳnh Văn Hận (Chín Hận), một trong những hộ tiên phong và có thâm niên nuôi cá chình tại Tân Thành (TP.Cà Mau). Từ vài ao nuôi nhỏ lẻ ban đầu, sau hơn 20 năm gắn bó với nghề, ông Chín phát triển gần hết quỹ đất của mình để nuôi cá chình, bống tượng theo hình thức trang trại, với trên 50 ao (rộng gần 3ha). Gắn bó ngần ấy thời gian, thành công có thừa, thất bại cũng không ít, ông Chín đúc kết cho mình khá nhiều kinh nghiệm để nuôi hai loài thủy sản này lớn nhanh, ít bệnh tật. Song, có một điều từ trước đến giờ ông chưa từng định đoạt được, đầu ra cho cá. "Giá cá hiện đang rớt thấp quá nên tôi chỉ bán trước vài ao rồi ngưng, lấy tiền mua mồi để cho cá ăn chờ giá nhích lên. Với tình hình hiện nay, thu hoạch hết coi như không có lời", ông Chín than vãn.

Là nơi khởi phát phong trào và cũng là địa phương có diện tích nuôi cá chình, bống tượng lớn nhất tỉnh, đến nay, xã Tân Thành có 236ha nuôi hai đối tượng này với 1.422 hộ. Dù cá đến kỳ thu hoạch nhưng trên 50% hộ vẫn "neo" ao chờ giá lên. Trong HTX Tân Thành Tiến (ấp 3) ngoài ông Chín Hận, Chủ nhiệm HTX, còn có 14 xã viên khác cũng trong tình cảnh tương tự.

Cung - cầu mất cân đối

Khởi phát từ Tân Thành, nghề nuôi cá chình, bống tượng dần lan rộng sang các vùng khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đến nay, toàn tỉnh có gần 2.000ha mặt nước nuôi hai loài thủy sản nước lợ này với hàng ngàn hộ nuôi, năng suất bình quân 2,5 tấn/ha, trong đó nhiều nhất là TP.Cà Mau (khoảng 3.800 hộ nuôi với gần 900ha, tập trung ở các xã Tân Thành, An Xuyên và phường Tân Thành).

Ông Trần Quang Thum, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết: “Nhờ ăn nên làm ra từ con cá chình, bống tượng mà đời sống nhân dân trong vùng cải thiện qua từng năm. Đến nay, xã chỉ còn 2,93% số hộ nghèo theo tiêu chí mới. Đời sống ổn định, bà con tích cực đóng góp vật chất xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, góp phần hoàn thiện tiêu chí xã nông thôn mới. Song, gần đây giá cá tuột giảm, dân trong vùng rất hoang mang, nhiều hộ lo tới mất ăn mất ngủ”.

Được biết, giá cá thương phẩm mua tại ao đối với cá bống tượng hiện đạt 220.000 -240.000 đồng/kg, cá chình khoảng 450.000 đồng/kg. So với cùng kỳ năm trước, giá cá bống tượng giảm gần một nửa (420.000 - 440.000 đồng/kg), cá chình giảm khoảng 100.000 đồng/kg. Vì lẽ đó, nếu như khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm, người nuôi cá đã thu hoạch để cải tạo ao, nuôi vụ mới thì đến thời điểm này, số hộ thu hoạch rất ít hoặc chỉ bán cầm chừng chờ giá lên.

Theo anh Mộng, thương lái chuyên thu mua cá chình, bống tượng tại TP.Cà Mau, giá cá giảm là do cung vượt cầu. Anh lý giải, cá chình và bống tượng là mặt hàng cao cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nhập khẩu (chủ yếu là Trung Quốc). Hồi đầu nông dân mới manh nha nuôi, nguồn cung còn ít trong khi nhu cầu cao. Về sau, bà con nuôi nhiều, mở rộng diện tích, kinh tế suy thoái, dân nước nhập khẩu thắt chặt "hầu bao", nguồn cung thừa, giá cá giảm là tất yếu.

Ông Nguyễn Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau cho biết: “Tỉnh vừa bổ sung quy hoạch nghề nuôi thủy sản giai đoạn 2012 – 2015. Theo đó, phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 3.000ha nuôi cá chình, bống tượng kết hợp. Tỉnh tập trung 3 khâu phải giải quyết, đó là: hỗ trợ vốn cho người nuôi; xây dựng chương trình giống, ưu tiên nhân giống tại chỗ đạt chất lượng cao; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng từ 1-2 nhà máy chế biến cá để xuất khẩu, để nông dân nuôi cá chình, bống tượng không phải tự bơi tìm đầu ra”.

Hy vọng những chính sách này sớm được triển khai để người nuôi cá chình, bống tượng ở Cà Mau không phải đau đáu lo đầu ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc phát triển theo quy hoạch cũng cần được giám sát thực hiện nghiêm túc thì mới mong phát triển bền vững.

Hữu Tùng

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại910,641
  • Tổng lượt truy cập90,974,034
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây