Giống như các lĩnh vực khác trong nông nghiệp, bà Kiều Oanh cho rằng quá trình xây dựng, phát triển nông nghiệp hữu cơ cần bám sát các khía cạnh thực tiễn để vừa xây dựng vừa điều chỉnh cho đến khi hoàn thiện.
Cụ thể theo bà, hệ thống chính sách nông nghiệp hữu cơ cần đạt một số mục tiêu chiến lược như sau: Giải quyết căn bản vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp một cách bền vững, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính thông qua quy trình canh tác hữu cơ trên diện rộng; đảm bảo an ninh thực phẩm dựa trên cơ sở phát triển sức sống nền kinh tế hộ gia đình để đối phó với tác hại trầm trọng của biến đổi khí hậu; tạo bước đột phá trong xuất khẩu cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa dựa trên giá trị gia tăng về nông sản, thực phẩm hữu cơ mang thương hiệu Việt Nam.
Chính sách nông nghiệp hữu cơ cũng chính là nền tảng để xây dựng khung pháp lý giải quyết tệ nạn về thực phẩm hữu cơ giả đang làm mất lòng tin của người tiêu dùng, gây ra nhiều hệ luỵ khác trong xã hội. Thêm nữa, chính sách nông nghiệp hữu cơ cũng sẽ là chỗ dựa tin cậy thu hút dòng đầu tư trong và ngoài nước vốn đang có xu hướng ngày càng tăng lên.
Theo Hải Minh//langmoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh