“Cặp đôi quyền lực”
Trên đường đến tham quan khu trồng rau hữu cơ áp dụng công nghệ cao của vợ chồng anh Quý, chị Cuối chúng tôi được nghe lãnh đạo Hội ND Hà Nội kể rất nhiều về cặp đôi đặc biệt này. Khác với hình dung về “cặp đôi quyền lực” từng đi xuất khẩu Đài Loan đến hàng chục năm trời, chị Cuối với mái tóc tém, ăn vận giản dị đang xắn tay vào thu hoạch rau cùng với công nhân. Gần đó, anh Quý đang hối hả chỉ huy từng toán thợ đổ đường bê tông khang trang ra đến tận ruộng rau.
Lãnh đạo Hội ND TP.Hà Nội thăm mô hình trồng rau hữu cơ công nghệ cao của gia đình chị Cuối. Ảnh: Thu Hà
"Mô hình trồng rau hữu cơ theo công nghệ cao của anh chị Quý - Cuối bước đầu đã khẳng định tính hiệu quả. Sản phẩm được thị trường chấp nhận, nhất là những thị trường yêu cầu cao như các bếp ăn tập thể. Vì thế, Hội ND thành phố đã chỉ đạo Hội ND huyện Đan Phượng tiến hành tìm hiểu, khảo sát, đánh giá thực tế. Trên cơ sở đó sẽ có các bước hỗ trợ nhân rộng mô hình này”. Ông Trịnh Thế Khiết - |
Dẫn chúng tôi thăm khu nhà lưới rộng 4.000m2 với những luống rau ngay ngắn, tươi xanh, chị Cuối phấn khởi nói: “Tất cả các thiết bị trong nhà lưới này đều được vận chuyển từ Đài Loan về. Kể cả giống rau, tôi cũng cho nhập từ Đài Loan, Mỹ… Nhờ đầu tư hệ thống nhà lưới, hoạt động trồng rau thuận lợi hơn rất nhiều do không còn quá phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nơi đây cũng đã đầu tư hệ thống tưới phun để điều tiết nhiệt độ, tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước. Hoạt động trồng rau tuân theo một quy trình khép kín nên cũng khá đơn giản. Tùy từng loại rau, ví dụ như mồng tơi sau 27 ngày có thể thu hoạch, loại rau lâu nhất cũng chỉ mất 45 ngày. Khi nắm vững lịch thời vụ sẽ giúp cho hoạt động cung ứng rau ra thị trường luôn được duy trì ổn định”.
Gần với khu nhà lưới, vợ chồng chị Cuối cũng đã đầu tư một hệ thống sau thu hoạch rất bài bản. Mỗi ngày, khoảng 3 – 4 tấn rau được tập trung về khu vực chế biến để phân loại, rửa sạch và đóng gói cẩn thận. Trên bao gói có đầy đủ các thông tin cần thiết cho người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc. Với giá dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg, mỗi tháng vợ chồng chị Cuối Quý tiết lộ có thu nhập trăm triệu đồng mỗi tháng.
16 năm ròng hiện thực hóa ước mơ
Một trùng hợp khá thú vị và đặc biệt, vợ chồng chị Cuối và anh Quý sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm 1971 và chơi với nhau từ thuở bé. Như sinh ra là để dành cho nhau, lớn lên hiểu nhau, yêu nhau rồi đến tuổi đôi mươi, đôi bạn Cuối - Quý trở thành vợ chồng. Lập gia đình khi kinh tế khó khăn, năm 2000, chị Cuối đi xuất khẩu lao động Đài Loan. Tại đây, chị Quý vào làm việc tại các trang trại trồng rau sạch và choáng ngợp với thu nhập khủng hàng chục tỷ đồng của người bản địa Đài Loan.
“Họ chỉ có hơn 1ha đất vườn, nhưng áp dụng tiến bộ khoa học và đầu tư công nghệ cao vào trồng rau theo quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh. Nó khác xa so với những gì tôi vẫn nghĩ về cây rau. Ngoài trình độ sản xuất cao hơn mình rất nhiều, tôi còn bị mê hoặc bởi yếu tố chất lượng, môi trường và ý nghĩa của việc trồng rau sạch. Điều này đã hun đúc ước muốn trồng rau trên chính mảnh đất quê hương mình” - chị cho biết.
Sau 8 năm xuất khẩu lao động, chị Cuối về quê, trao đổi với chồng về công nghệ hiện đại và thu nhập khủng từ việc trồng rau ở Đài Loan. “Chồng tôi – anh Quý lúc ấy không tin bảo ở Việt Nam, anh ấy chưa thấy ai giàu lên từ trồng cả. Thế là 2 vợ chồng tôi gửi con cho ông bà đôi bên, cùng sang Đài Loan vừa làm vừa học trồng rau sạch”.
Tiếp lời vợ, anh Quý cười hiền lành kể: “Tôi đã thực sự ấn tượng với các trang trại trồng rau công nghệ cao ở đây. Rau được trồng trong nhà kính, được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun hiện đại. Đặc biệt, các trang trại rau ở đây tuân thủ nghiêm ngặt các khâu sản xuất thực phẩm sạch”.
Vốn ham học hỏi, anh Quý rất hay trò chuyện với các chủ trang trại ở Đài Loan về làm nông nghiệp. Dần dần, niềm đam mê làm nông nghiệp sạch từ chị Cuối cũng ngấm vào người anh Quý lúc nào không hay... 8 năm lao động vất vả bên xứ Đài là những năm anh nỗ lực thực hiện ước mơ sở hữu trang trại rau sạch cho riêng mình.
“Người ta đi xuất khẩu lao động gửi tiền, vàng về; còn vợ chồng tôi trong suốt 8 năm trời kiên trì gửi về từng kiện hàng to đùng mở ra chỉ toàn bạt nylon, dây buộc, dây chằng, khung sắt…” - chị Cuối bộc bạch.
Đầu năm 2017, chị Cuối sau 16 năm và anh Quý sau 8 năm xuất khẩu lao động bên xứ Đài đã trở về nước bắt tay vào thực hiện trồng rau sạch. Đầu tiên là tìm đất. Hai vợ chồng Cuối - Quý đi khắp mọi miền đất nước để thuê đất trồng rau nhưng rồi thấy chả đâu bằng quê mình. Chị Cuối bảo, ở Đan Phượng hội tụ đầy đủ các điều kiện về thiên thời, địa lợi, nhân hòa để phát triển rau sạch.
“Khi mọi sự chuẩn bị cho “sự nghiệp” trồng rau sạch đã hòm hòm thì người thân gia đình hai bên nội ngoại lại khuyên can, có người còn bảo vợ chồng tôi khùng, “sướng không muốn lại muốn cực thân”. Không ai hiểu, để có được quyết định táo bạo đó, vợ chồng tôi đã trăn trở rất nhiều” - anh Quý thật thà kể. Một lẽ thường tình, việc đi ngược với số đông thường bị cho là lập dị, khác thường, nhất là tại quê nhà, việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thất bại.
Kiên trì với quyết định của mình, cùng một lúc, vợ chồng Cuối Quý vừa thuê máy làm đất, giải phóng mặt bằng, vừa dựng một căn nhà nhỏ, quyết tâm bám trụ. Sau 1 tháng cật lực làm việc, từ làm đất, chọn giống đến gieo hạt, tưới rau... những mầm xanh đầu tiên đã nhú lên ngay trên mảnh đất vốn ngổn ngang đá sỏi. Công việc cứ thế kéo từ ngày này qua ngày khác, vất vả cũng vì thế nhân lên gấp bội. Nhưng đất không phụ công người, một vườn rau sạch rộng lớn đã bắt đầu xanh tốt.
Chị Cuối bảo, khi rau thu hoạch được cũng là lúc gian nan nhất khi rau bán không ai mua. “Tôi phải mang từng bó rau ra chợ bán, gặp ai cũng mời chào, rồi biếu tặng cho không mọi người. Thấy rau tươi, ngon, an toàn dần dần mọi người mua tới tấp, từ ế ẩm đến rau trồng không đủ bán”...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã