Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi còn lưỡng lự

Thứ hai - 10/11/2014 19:42
Theo số liệu thống kê, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) có khoảng 10.000 hộ chăn nuôi. Tuy nhiên, số hộ có công trình xử lý chất thải gia súc, gia cầm chỉ chiếm khoảng 10 - 15%.

Ông Lê Văn Huấn, cán bộ Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Giao Thủy, kỹ thuật viên dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp của tỉnh Nam Định lý giải, mặc dù tổng số hộ chăn nuôi của huyện Giao Thủy lớn, nhưng quy mô chăn nuôi lại rất nhỏ.

Trong số 10.000 hộ chăn nuôi, chỉ có 12 trang trại và 168 gia trại nuôi lợn và 3 gia trại nuôi gia cầm. Khoảng 70% số trang trại và gia trại đã có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học.

Những trang trại, gia trại chưa đầu tư công trình khí sinh học áp dụng các biện pháp ủ phân, dùng đệm lót sinh học… để giải quyết ô nhiễm môi trường.

Vấn đề đáng lo ngại ở đây là giải quyết chất thải gia súc, gia cầm cho hơn 9.000 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ. Bởi, theo ông Huấn, mỗi gia đình chỉ nuôi từ 6 - 7 con lợn. Lượng phân thải ra mỗi ngày không nhỏ, nhưng chưa đủ để vận hành công trình khí sinh học.

Một hầm khí biogas loại 4 m3 phải có ít nhất 8 con lợn nuôi thường xuyên trong chuồng mới nạp đủ nguyên liệu để sinh khí gas. Mấy năm trở lại đây, do giá thịt lợn, gà giảm sút mạnh, dịch bệnh xảy ra liên miên nên nhiều gia đình không dám mạo hiểm đầu tư nhân đàn.

 Họ nuôi theo thời vụ, ví dụ như đón thị trường Tết Nguyên đán. Những thời điểm khác, rất nhiều gia đình bỏ trống chuồng.

Giá của một công trình khí sinh học làm bằng vật liệu composit rẻ nhất 9,5 triệu đồng (loại hầm chứa dung tích 4 m3). Đó là một khoản tiền lớn và không phải gia đình nào cũng có thể xoay xở được.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Giao Thủy và các công ty SX, lắp đặt công trình khí sinh học, từ đầu năm 2014 đến nay, đã có khoảng 500 hộ chăn nuôi đăng ký lắp đặt hầm biogas để hưởng hỗ trợ 3 triệu đồng/hầm của dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (giai đoạn từ năm 2013 đến 2018).

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, mới chỉ có 65 công trình đã xây dựng.

“Bây giờ đang là mùa khô, rất thuận lợi cho việc xây dựng, thi công lắp đặt công trình khí sinh học. Mặt khác, nhiều trang trại, gia trại cũng đang xuống giống đàn lợn để đón thị trường dịp Tết Nguyên đán, do đó, chúng tôi đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân đầu tư lắp đặt hầm biogas”, ông Lê Văn Huấn cho biết.

MINH HOÀ
Theo: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Hôm nay81,389
  • Tháng hiện tại786,502
  • Tổng lượt truy cập90,849,895
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây