Tăng chóng mặt
Sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mía sang chanh không hạt với gần 2ha, giờ ông Lưu Khánh Cường (xã Lương Hòa, Bến Lức) đang chuyển tiếp thêm 1ha nữa. “Giờ nhìn tới nhìn lui chỉ thấy trái chanh là khả dĩ nhất. Vậy không trồng chanh thì trồng cây gì để sống?” - ông Cường thổ lộ.
Nông dân đổ xô trồng chanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ “vỡ chợ”. Ảnh: T.Đ
Để ổn định đầu ra cho trái chanh, huyện đã khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ cao cho vùng nguyên liệu chanh từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nhằm mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà còn ngoài nước. Chủ tịch UBND |
Ông Cường tính, mỗi tháng cho hai đợt hái thì mỗi năm cũng thu hoạch được khoảng 20 tấn chanh. Để giải quyết số lượng chanh này, ông liên kết với Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ theo phương thức canh tác chanh an toàn và thu mua theo giá thị trường có hỗ trợ giá.
“Hàng tháng có kỹ sư nông nghiệp của công ty đến hỗ trợ kỹ thuật trồng chanh. Chủ yếu công ty thu mua chanh loại 1 (từ 5g/trái) với giá cao hơn giá thị trường khoảng 3.000 đồng/kg. Chanh loại 2 mua theo giá thị trường” - ông Cường cho biết. Cũng như ông Cường, sau thời gian đeo bám cây khóm (dứa), ông Vũ Ngọc Báu (xã Thạnh Hòa, Bến Lức) cũng ngậm ngùi phá sạch rẫy khóm để chuyển sang trồng chanh không hạt.
“Trước đây tôi trồng khóm, nhưng giá khóm quá bấp bênh. Vì vậy, tôi chuyển gần 1ha đất sang trồng chanh không hạt. Ở xã này giờ nông dân trồng chanh nhiều lắm” - ông Báu thổ lộ.
Theo Phòng NNPTNT huyện Bến Lức, hiện huyện có khoảng 5.000ha chanh, chủ yếu là chanh không hạt. Thời gian qua, diện tích chanh tăng nhanh do giá cả và đầu ra khá ổn định. Theo quy hoạch đến năm 2020, toàn huyện có khoảng 6.000ha chanh, nhưng với đà này thì diện tích chanh sẽ phá vỡ quy hoạch. Không chỉ bám rễ và thành cây chủ lực của huyện Bến Lức, hiện cây chanh đã “mò” về tận Thạnh Hóa - một huyện vùng lũ của Đồng Tháp Mười phèn chua.
Tại xã Thuận Bình (Thạnh Hóa), nông dân đã trồng khoảng 240ha chanh, chủ yếu là chanh không hạt giống Limca, chiếm hầu hết diện tích chanh toàn huyện, trong đó có 65ha thuộc HTX Thuận Bình.
Ông Nguyễn Văn Xích – một nông dân đang trồng 10ha chanh trong thời kỳ cho trái chia sẻ, đất Đồng Tháp Mười rất khó chọn được cây thích ứng. Giờ có cây chanh chịu được trên đất phèn, lại cho giá ổn định nên ông chuyển gần hết vườn tạp sang trồng chanh.
Lo cho đầu ra
Chủ tịch UBND xã Lương Hòa - Ngô Tấn Thời thở ra khi nhắc đến việc nông dân trên địa bàn chán chê cây mía đổ xô trồng chanh.Theo ông Thời, diện tích mía đang nhanh chóng thu hẹp, còn cây chanh ngày càng phình ra. “Mấy năm qua, thấy bà con nông dân trồng chanh có thu nhập cũng mừng, chứ trồng mía là thua rồi. Tuy nhiên, xã không khuyến khích người dân ồ ạt bỏ mía trồng chanh, mà khuyến cáo nên thận trọng, cân nhắc, không nên "thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”, rủi ro lắm” - ông Thời thổ lộ.
Ông Nguyễn Văn Tèo - Chủ tịch UBND xã Thuận Bình cũng cho rằng, mặc dù thời gian qua cây chanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao đời sống người dân, nhưng đầu ra chưa ổn định, thậm chí giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.
Được biết, hiện Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ chỉ bao tiêu sản phẩm cho khoảng 400ha ở huyện Bến Lức, số diện tích chanh còn lại trên địa bàn tỉnh nông dân phải bán cho thương lái với giá trồi sụt thất thường.
Trong khi đó, ông Bùi Văn Khắp - Giám đốc HTX Thuận Bình cho biết, để bảo đảm đầu ra, giá cả ổn định, HTX hợp đồng tiêu thụ với Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Phú Thịnh (Hậu Giang), Công ty cổ phần Hà Lan. Tuy nhiên, vẫn chưa có hợp đồng nào lâu dài với các công ty thu mua, vì vậy, mục tiêu gần nhất của HTX là ký kết hợp đồng dài hạn với các công ty.
Theo ông Lưu Khánh Cường, chưa năm nào giá chanh giảm thấp và kéo dài 8 - 9 tháng như vào năm 2017. “Tôi mong đây không là dấu hiệu của cung đã vượt cầu, nếu thế rất nhiều nông dân sẽ đổ nợ” - ông Cường lo lắng. Ông Cường tính, để đầu tư cho 1ha chanh, nông dân phải có khoảng 200 triệu đồng. Nhiều nông dân phải chạy vạy vay mượn để có số tiền này đầu tư chanh.
Để tìm hướng đi bền vững cho cây chanh không hạt, tỉnh Long An đang thực hiện đề án “Sản xuất và tiêu thụ chanh thương phẩm”.Theo Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An - Nguyễn Chí Thiện, tỉnh đã lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật vùng chuyên canh cây chanh ở các xã Thạnh Hòa, Thạnh Lợi (huyện Bến Lức) và Bình Hòa Nam (huyện Đức Huệ) nhằm ngăn lũ, mặn và triều cường, chủ động nguồn nước tưới tiêu, ổn định sản xuất cho vùng quy hoạch chuyên canh cây chanh của tỉnh.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã