Học tập đạo đức HCM

Cuộc cách mạng nông nghiệp mới có tên "Những nông dân kiểu mới"

Thứ tư - 28/02/2018 18:11
Mô hình HTX kiểu mới mang lại nhiều lợi ích cho nông dân tham gia. Bên cạnh những ưu đãi về chính sách, khoa học kỹ thuật và giảm giá thành… mô hình còn tạo điều kiện giúp nông dân đảm bảo đầu ra sản phẩm. HTX kiểu mới chính là một trong những mắt xích quan trọng, giúp người dân tìm được phương án sản xuất hợp lý và đầu ra ổn định.

Không chỉ đảm bảo lợi ích hài hòa của bà con xã viên, mô hình hợp tác xã kiểu mới còn là cơ sở để hướng tới mục tiêu liên kết, hình thành chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Đây là giải pháp tốt nhất để nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

 cuoc cach mang nong nghiep moi co ten 'nhung nong dan kieu moi' hinh anh 1

Thành viên HTX Nông nghiệp và thương mại Mường Động, xã Tú Sơn (Kim Bôi)kiểm tra sản phẩm bưởi trước khi thu hoạch.

Ưu thế HTX kiểu mới

Anh Nguyễn Văn Thắng từng được biết đến là người đầu tiên đưa cây mía tím về vùng Thung Rếch xã Tú Sơn (Kim Bôi) để rồi bà con nơi đây đua nhau trồng theo. Ban đầu, anh trồng 1 ha, rồi phát triển lên 3 ha cho thu nhập bình quân 30 triệu đồng /ha. Cây mía tím khi ấy trở thành cây xoá đói, giảm nghèo hiệu quả và anh Thắng được mệnh danh là "vua mía” vùng Thung. Những tưởng sẽ gắn bó lâu dài với cây mía, nhưng năm 1998, toàn bộ diện tích mía bị cháy gây thiệt hại về kinh tế. Năm 2000, anh bỏ mía chuyển sang trồng cam, chủ yếu là trồng cam Xã Đoài, diện tích 1,5 ha, lúc cao điểm thu 70 tấn. Đến nay, diện tích trồng cây ăn quả của gia đình anh lên tới gần 5 ha, gồm 3 ha cam, 1 ha chanh, bưởi và 1 ha nhãn muộn. Theo tính toán, mỗi năm doanh thu của gia đình anh đạt trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi 700 triệu đồng. Đưa chúng tôi đi thăm quan vườn cam, bưởi đang trong thời kỳ thu hoạch, anh Thắng không còn lo lắng tìm đầu ra cho sản phẩm cây ăn quả có múi của mình như trước đây nữa. Đó là nhờ anh đã tham gia vào hợp tác xã Mường Động nên được ký hợp đồng bao tiêu.

HTX Mường Động thành lập từ tháng 9/2016 với 26 thành viên, đăng ký 16 ngành nghề sản xuất, kinh doanh, trong đó, xác định trọng tâm là trồng cam, quýt và các loại cây ăn quả có múi khác. Ngay sau khi thành lập, HTX đã tổ chức thành 5 nhóm sản xuất, bao gồm các thành viên có diện tích sản xuất gần nhau để tiện lợi cho việc hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ, đồng thời để BQL HTX tiện cử các thành viên nhiều kinh nghiệm đến hỗ trợ kỹ thuật cho các nhóm. HTX có 147 ha canh tác cây ăn quả có múi. Toàn bộ đều được cấp chứng nhận sản xuất đủ điều kiện ATTP và đang trong quá trình đánh giá để cấp chứng nhận VietGAP. Trong đó đã có 3,2 ha được chứng nhận sản xuất hữu cơ. Với phương châm "Sát cánh cùng người sản xuất - đồng hành cùng người tiêu dùng”, mục tiêu của HTX là xây dựng và phát triển chuỗi liên kết trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản ATTP, tạo khối lượng lớn sản phẩm quả có múi an toàn với 100% sản phẩm đảm bảo chất lượng cao, được tiêu thụ qua hợp đồng và có thể truy xuất nguồn gốc.

Ông Nguyễn Trung Huân, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX cho biết: Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm đến cùng về sản phẩm của mình và không ngừng nỗ lực để trao đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao mang tên "Quả có múi an toàn Mường Động”. Trong niên vụ 2016 - 2017, với diện tích kinh doanh khoảng 50 ha, HTX Mường Động đã giới thiệu ra thị trường 700 tấn quả đầu tiên mang nhãn hiệu "Quả có múi an toàn Mường Động”. Đây là nhóm sản phẩm được HTX đầu tư với cách thức bài bản, áp dụng hàng loạt giải pháp: xác định vùng sản xuất nằm trong quy hoạch cây có múi của tỉnh; áp dụng quy trình VietGAP trong canh tác và chuyển dần sang canh tác hữu cơ; sản phẩm được cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP; thực hiện nghiêm túc việc thanh tra, đánh giá nội bộ và nghiệm thu sản phẩm theo từng vườn, từng giống cây; sản phẩm được bao gói, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ và có thể truy xuất nguồn gốc đến từng hộ, từng giống...

Sức bật HTX kiểu mới

Đảm bảo chất lượng dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm là cách các HTX nông nghiệp kiểu mới đảm bảo lợi nhuận cho chính các xã viên. Trong chương trình xây dựng NTM, vai trò của HTX kiểu mới đã vận động các hộ nông dân liên kết sản xuất để hình thành nhiều mô hình sản xuất kinh tế tập thể.

Những thành công bước đầu của HTX NN&TM Mường Động đã khẳng định mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới là hoàn toàn phù hợp với định hướng hoạt động là phát triển sản xuất theo chuỗi, hướng tới nền nông nghiệp sạch có giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, HTX nông nghiệp và dịch vụ Phúc Linh (Cao Phong), HTX Dịch vụ nông nghiệp Dân Chủ, HTX Dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất (TP Hòa Bình), HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy (Kim Bôi), HTX nông sản hữu cơ Lương Sơn (Lương Sơn)... Đều là những HTX thành lập mới, hoạt động theo Luật HTX năm 2012, hoạt động tương đối hiệu quả, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng NTM và phát triển KT-XH của địa phương. Có thể thấy, HTX kiểu mới là nền tảng liên kết giữa HTX và doanh nghiệp để có thể cạnh tranh xuất khẩu, hội nhập. Mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới đã phát huy hiệu quả trong việc đổi thay cách nghĩ, cách làm, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt là đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết "4 nhà”, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân, tiến tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Đánh giá mô hình HTX kiểu mới, ông Trần Văn Thành, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: "HTX kiểu mới giữ vai trò làm dịch vụ, cung cấp dịch vụ đầu vào chất lượng, lo đầu ra cho các sản phẩm của HTX, để đảm bảo xã viên luôn có lợi nhuận cao hơn so với những người không thuộc HTX. HTX kiểu mới sẽ tạo ra động lực kép, mạnh mẽ để tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp. Các nông hộ vẫn là người chủ đầy đủ hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời họ được sự hỗ trợ rất hiệu quả của HTX nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp nhận tối đa các hỗ trợ của Nhà nước, phát huy mạnh mẽ các liên kết với doanh nghiệp và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hội nhập quốc tế.

 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập449
  • Hôm nay50,635
  • Tháng hiện tại755,748
  • Tổng lượt truy cập90,819,141
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây