PGS.TS Nguyễn Hồng Phương cho hay: Hai trận động đất có độ sâu 8 đến 10 km, độ lớn 2,3 đến 3,8 độ vừa qua ở Hà Tĩnh được các nhà khoa học dự báo từ trước, không có gì là bất ngờ và bất thường.
"Nhìn chung đây là những trận động đất nhỏ, không có khả năng gây ra thiệt hại về người và của. Trên thế giới, họ liệt vào nhóm những trận động đất yếu, nhỏ và nông. Với người dân địa phương có thể hơi bất ngờ chút, bởi lâu lắm mới chứng kiến sự việc này, song đây là hiện tượng tự nhiên", ông Phương nói.
PGS.TS Phương lý giải, điều mà người dân quan tâm nhất khi có động đất là có kèm theo sóng thần hay không. Sóng thần phát sinh từ chấn tâm, gây giao động mực nước biển, có thể làm chao đảo nhiều thứ. Đối với những trận động đất nhỏ như ở Hà Tĩnh, giao động biên độ mực nước không đáng kể, không có khả năng phát sinh ra sóng thần. Hơn nữa, nó không đủ mạnh để gây thiệt hại về nhà cửa hoặc các công trình như ở các nước hay xảy ra động đất, sóng thần như Nhật Bản, Indonesia.
"Người dân có thể yên tâm, những trận động đất mức độ này không thể phát sinh tai họa được. Phải xem đây là hiện tượng bình thường, thích nghi với nó. Khi xảy ra sự việc cần bình tĩnh, không hoang mang lo sợ", PGS.TS Nguyễn Hồng Phương nói.
Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần Việt Nam cũng cảnh báo thêm, khi động đất xảy ra làm rung chuyển bề mặt trái đất, đồ vật trên cao không đứng vững, có thể rơi xuống bất kỳ nơi đâu. Do đó, nếu khi đi phòng tránh, cần tìm những khu đất trống, không có những vật nặng trên cao có khả năng rơi xuống. Ở trên biển, cần có các biện pháp phòng chống lật thuyền, đắm thuyền.
GS.TS Bùi Công Quế |
Cùng chung quan điểm với PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, ông Bùi Công Quế, chuyên gia nghiên cứu động đất, Nguyên Viện trưởng Viện vật lý địa cầu, chia sẻ: Hai trận động đất vừa qua ở Hà Tĩnh là động đất tự nhiên, xảy ra do liên quan tới các cấu tạo đứt gãy các phần chạy ra biển.
Gần khu vực này có các hệ đứt gãy lớn và sâu như Sông Cả - Khe Bố, Rào Nậy, song trận động đất trên biển xảy ra 4 hôm trước nằm ở vùng đứt gãy nhánh.
Theo ông Quế, Hà Tĩnh cũng là vùng được dự báo có thể xảy ra động đất, nhưng không thường xuyên, độ mạnh không đáng kể. Nếu có động đất thì sẽ nhẹ hơn một cấp so với vùng Tây Bắc, nơi có các đứt gãy Sông Đà, Điện Biên.
“Động đất xảy ra là do tình trạng thay đổi ứng suất trong lòng đất, song vùng này không có công trình gì ảnh hưởng đến cấu tạo, ứng suất của vùng, hiện chúng tôi đang tìm nguyên nhân cụ thể”, ông Quế cho hay.
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: Vào hồi 3 giờ 42 phút sáng 22/10, một trận động đất có độ lớn 2,3 xảy ra tại vị trí có tọa độ (18.292 vĩ độ Bắc, 106.154 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km; xảy ra ngoài khơi khu vực biển Hà Tĩnh (cách bờ biển huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh khoảng 5 km). Trước đó 4 ngày, vào lúc 5 phút 39 giây sáng 18/10, một trận động đất có độ lớn 3,8 xảy ra tại vị trí có tọa độ (18.310 vĩ độ Bắc, 106.174 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km; xảy ra ngoài khơi khu vực biển Hà Tĩnh (cách bờ biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh khoảng 5 km). |
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã