Học tập đạo đức HCM

Con tôm hẹp 'đường bơi' vì dư lượng kháng sinh

Thứ bảy - 14/06/2014 22:29
Dư lượng kháng sinh trong tôm xuất khẩu vượt mức cho phép và giá tôm không cao như hiện nay khiến người nuôi càng rủi ro.
Kháng sinh Oxytetraxycline (OTC) trong tôm xuất khẩu đang khiến người nuôi tôm lẫn doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở miền Tây bị thiệt hại lớn. Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 5 tháng đầu năm 2014 có 11 lô tôm Việt Nam bị cơ quan chức năng của EU và Nhật Bản phát hiện có OTC vượt mức giới hạn cho phép.
 
Nghề nuôi tôm ở miền Tây lợi nhuận cao nhưng cũng rất rủi ro. Ảnh: Trúc Mai

Thạc sĩ Phạm Minh Truyền - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh cho biết, một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm ở tỉnh này đang vướng phải rào cản dư lượng OTC. Thật ra, việc dư lượng kháng sinh trong tôm xuất khẩu Việt Nam từ lâu đã được các doanh nghiệp ở miền Tây cảnh báo, nhưng người nuôi vẫn lạm dụng.
 
Hai năm trước khi dịch bệnh trên tôm ở miền Tây bùng phát, nhiều nông dân Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đã lạm dụng thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh loài thủy sản này. Khi tôm vượt qua dịch bệnh nhưng đến kỳ thu hoạch thì các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu từ chối thu mua khiến bà con lao đao. Cứ tưởng đây là bài học đắt giá, nhưng giờ đây người dân lại "liều" khi thấy tôm bị bệnh.
 
"Tỷ phú tôm" Nguyễn Duy Khương ở xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) là một trong nhiều nông dân bị Công ty cổ phần Chế biến thủy sản Cửu Long "chê" tôm có dư lượng chất kháng sinh. "Tôm bệnh phải trị, mà trị thì phải dùng thuốc. Nông dân mình nuôi tôm mỗi khi có bệnh lo lắm, dùng đủ thử thuốc kháng sinh để trị, mấy ai nghĩ đến dư lượng kháng sinh trong tôm gì đâu", ông Khương nói.
 
Khi tôm bị bệnh, không ít nông dân lạm dụng kháng sinh dù sắp đến ngày thu hoạch. Ảnh: Trúc Mai
 
Có thâm niên 15 năm nuôi tôm, nông dân Lê Văn Tích ở xã Hiệp Mỹ Đông (huyện Cầu Ngang) cho rằng nông dân chỉ biết nuôi tôm là chính, tôm có bệnh phải mua đủ loại thuốc phòng trị. Việc kiểm soát các chất trong thức ăn, thuốc thú y thủy sản thuộc về trách nhiệm của các nhà máy, cơ quan quản lý Nhà nước nên khi đến đại lý thuốc, nông dân chẳng quan tâm đến các chất bị khuyến cáo không nên lạm dụng.
 
"Chúng tôi nuôi tôm nhiều năm nhưng chưa bao giờ thấy chính quyền địa phương nói gì về dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép. Ngay cả các cán bộ kỹ thuật khi tập huấn kỹ thuật cũng chỉ chủ yếu hướng dẫn người dân phòng bệnh cho tôm, chứ ít khi định hướng người dân sử dụng loại thức ăn nào, thuốc gì để đảm bảo chất lượng tôm nuôi", ông Tích nói.
 
Cùng quan điểm này, anh Khiêm ở xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu) đã giục người thân mua kháng sinh liều cao về trộn với thức ăn rải xuống ao khi thấy tôm sắp thu hoạch bị chết. Được người anh làm việc trong ngành thủy sản phân tích đến hai ngày, anh Khiêm mới đồng ý không lạm dụng kháng sinh.
 
"Nếu thu mua tôm bị nghiễm kháng sinh để 'cứu' nông dân thì doanh nghiệp phải giảm từ 10 đến 30% giá. Điều này khiến nông dân thiệt, doanh nghiệp cũng chẳng vui bởi tôm này không thể xuất khẩu", chủ một doanh nghiệp thủy sản cho biết.
 
 
Nông dân lạm dụng kháng sinh khiến người nuôi và doanh nghiệp đều thiệt hại. Ảnh: Trúc Mai
 
Theo quy định, mức giới hạn cho phép đối với OTC tại EU và Nhật Bản lần lượt là 0,2 và 0,1 ppm. Tuy nhiên, thời gian gần đây các nhà nhập khẩu đã phát hiện nhiều lô hàng tôm của Việt Nam có dư lượng thấp nhất là 0,3 ppm và cao nhất là 2,1 ppm.
 
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, con tôm đang gặp thách thức tại thị trường Nhật Bản với quyết định kiểm tra chặt chẽ 100% lô tôm đối với chất OTC. Đây là rào cản ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm sang Nhật Bản trong năm nay nếu không có giải pháp sớm hạn chế sử dụng OTC từ khâu nuôi. Theo ông Hòe, có thể trong những tháng tới, nguồn cung tôm của Thái Lan sẽ phục hồi khiến thị phần Việt Nam giảm và giá tôm tiếp tục biến động bất thường, gây khó khăn cho nông dân.
 
Kháng sinh Oxytetracycline là một kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm Tetracyclines. Đây không phải là chất cấm, được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nhưng phải trong ngưỡng cho phép. Để kiểm soát chặt chẽ OTC, Tổng cục Thủy sản và Cục Thú y chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành nhanh chóng phổ biến cảnh báo này từ doanh nghiệp cho đến tận vùng nuôi.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, để kiểm soát tốt hơn tình trạng nuôi trồng thủy sản trong nước, hạn chế thấp nhất mức độ bị cảnh báo đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu nói chung, tôm xuất khẩu nói riêng, Bộ sẽ đẩy mạnh công tác hướng dẫn cho bà con nông dân quy trình sử dụng các chất kháng sinh đúng cách, không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khi thu hoạch. Bộ cũng đang chỉ đạo nghiên cứu các chất kháng sinh thay thế, vừa phòng bệnh cho thủy sản, vừa đảm bảo độ an toàn thực phẩm theo đúng quy định của các thị trường nhập khẩu.
 
Trúc Mai/ vnexpress
Theo tintucnongnghiep.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại707,511
  • Tổng lượt truy cập90,770,904
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây