Ðã tới lúc bỏ tư duy trông chờ vào thị trường xuất khẩu, nhất là một vài thị trường truyền thống mà cần phải tìm giải pháp khai thông, kích cầu thị trường nội địa, nhằm chủ động trong việc điều tiết thị trường, hạn chế tình trạng "được mùa, rớt giá" vẫn thường xuyên diễn ra đối với các loại nông sản, nhất là mặt hàng tươi sống. Kinh nghiệm các nước cho thấy, muốn cạnh tranh tốt để xuất khẩu, trước hết phải cạnh tranh tốt trên thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu phải dựa vào thị trường nội địa. Nhật Bản, Thái-lan và nhiều nước trên thế giới đã từng thành công trong phong trào "mỗi làng một sản phẩm" nhằm kích cầu sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước. Nhìn lại Việt Nam, thị trường trong nước vẫn còn rất rộng lớn đối với hàng loạt mặt hàng nông sản như: gạo, đường, rau quả, thủy sản... và chúng ta đã có thuận lợi nhất định khi đang triển khai chương trình "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam".
Song song với việc tăng cường xúc tiến thương mại, thúc đẩy đàm phán quốc tế để củng cố, duy trì các thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, thì giải pháp quan trọng là cần chú trọng khai thác thị trường trong nước, với những chính sách kích cầu tiêu dùng mạnh mẽ. Ðiều này buộc tự thân ngành nông nghiệp phải chuyển biến rõ rệt. Sản xuất không thể tùy tiện, làm theo thói quen và thiếu quy hoạch, mà cần áp dụng theo các tiêu chuẩn tiên tiến, gia tăng nhiều hơn hàm lượng khoa học công nghệ để tăng chất lượng, độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Ở những địa phương vốn được coi là trọng điểm sản xuất nông sản hàng hóa, cần phải có chiến lược đa dạng hóa thị trường, phát triển các chợ đầu mối nông sản, lập sàn giao dịch, cải thiện bộ mặt các chợ, tụ điểm thu mua; trang bị kỹ thuật cho các cơ sở chế biến, kiểm định chất lượng theo chuẩn quốc tế; xây dựng kho bảo quản, bến bãi, cảng giao hàng thuận tiện cho sản xuất, lưu thông sản phẩm.
Bên cạnh đó, cần chủ động xây dựng hệ thống thông tin cập nhật, dự báo về tình hình thị trường, cân đối cung - cầu, biến động giá cả trong nước và quốc tế; tăng cường phổ biến kiến thức cho người sản xuất về thu hoạch, bảo quản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc chủ động dự báo thị trường, quảng bá những nông sản đặc sản cũng cần được tổ chức một cách bài bản, tạo sự riêng biệt, hấp dẫn cho sản phẩm và tìm cách tiếp thị đến nhiều thị trường khác nhau để từng bước xâm nhập, chiếm lĩnh các thị trường mới.
QUANG MINH
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố