Học tập đạo đức HCM

Cùng H7N9, nhiều dịch cúm trỗi dậy

Thứ năm - 11/04/2013 02:54
Dịch cúm gia cầm A/H5N1 gây tử vong cho một cháu bé, đồng thời xuất hiện trên hàng ngàn con chim yến được nuôi tại Ninh Thuận. Dịch cúm A/H1N1 cũng gây tử vong cho một bệnh nhân ở miền Bắc. Trong khi đó, dịch cúm A/H7N9 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, rình rập ở các cửa ngõ đất nước. Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị bệnh do loại cúm này gây ra.

Cúm gia cầm nóng trở lại

Ngày 9/4, một bệnh nhi ở huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp được xác nhận đã tử vong vì nhiễm cúm gia cầm A/H5N1. Điều tra dịch tễ cho thấy bệnh nhân đã có tiếp xúc với gia cầm ốm trước đó.

Đây là ca tử vong đầu tiên vì loại cúm này trong năm 2013.

cúm; H7N9; Bộ trưởng Y tế; Nguyễn Thị Kim Tiến
Cúm gia cầm đang quay trở lại

Ngay sau khi trường hợp tử vong trên xảy ra, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã yêu cầu ngành y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp tăng cường các biện pháp giám sát, xử lý ổ dịch, không để virus lây lan.

Ngay sau đó 1 ngày, thông tin hàng ngàn con chim yến nuôi ở tỉnh Ninh Thuận cũng chết vì nhiễm virus cúm A/H5N1.

Trước đây, loại virus này thường được tìm thấy trên các loại gia cầm như gà, vịt, đây là lần đầu tiên virus trên xuất hiện trên chim yến nuôi.

Sự việc này đã khiến diễn biến dịch cúm gia cầm H5N1 thêm phức tạp.

UBND tỉnh Ninh Thuận đã vào cuộc, triển khai các biện pháp ngăn chặn sự phát tán của virus cúm gia cầm.

Trong khi đó, tại miền Bắc, một bệnh nhân cũng đã tử vong tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vì nhiễm cúm A/H1N1.

Những ngày qua, thông tin về dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc luôn nóng trên các mặt báo.

Tuy chưa vào Việt Nam nhưng loại cúm này đang “rình rập” tại các cửa ngõ để xâm nhập.

Các chuyên gia dịch tễ lo ngại việc các loại cúm gia cầm đồng thời hoạt động mạnh trở lại sẽ khiến nguy cơ các chủng virus tái tổ hợp là cao. Việc tái tổ hợp này có thể khiến độc lực virus mạnh hơn, khả năng gây tử vong cao hơn.

Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị cúm A/H7N9

Trước diễn biến của cúm A/H7N9 tại Trung Quốc và nguy cơ cao xâm nhập vào Việt Nam rồi bùng phát thành dịch, ngày 10/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký quyết định ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm H7N9 tại Việt Nam.

cúm; H7N9; Bộ trưởng Y tế; Nguyễn Thị Kim Tiến
Máy đo thân nhiệt được bố trí tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Hiện chưa phát hiện trường hợp nào nghi nhiễm cúm A/H7N9 tại đây.

Hướng dẫn này cho biết virus cúm A/H7N9 là chủng mới có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng, tiến triển nhanh, tỉ lệ tử vong cao.

Các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh là các các trường hợp tiếp xúc với gia cầm, chim bị bệnh, chết (nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển, chế biến, giết thịt); tiếp xúc gần với ca nghi ngờ hoặc ca bệnh nhiễm virus cúm A/H7N9.

Các ca bệnh nghi ngờ đều cần được khám tại viện, cách ly và làm xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán. Bệnh nhân cần được sử dụng thuốc kháng virus Oseltamivir hoặc Zanamivir càng sớm càng tốt.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế không xếp chung người bệnh nghi ngờ nhiễm cúm với các bệnh nhân khác.

Tất cả những người bệnh nghi ngờ mắc bệnh phải mang khẩu trang ngoại khoa khi ở trong buồng bệnh cũng như khi đi ra ngoài buồng bệnh.

Khi mắc bệnh, bệnh nhân có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp: Ho, sốt, khó thở, tổn thương phổi tiến triển nhanh không tìm thấy do các căn nguyên khác gây viêm phổi.

Tuy nhiên, cần phân biệt bệnh do cúm A/H7N9 với bệnh do các loại cúm khác như H5N1, H1N1, viêm phổi khác, bệnh tay chân miệng.

Tiêu chuẩn được xuất viện đối với người nhiễm cúm A/H7N9 khi hết sốt là 5-7 ngày và mạch, huyết áp, nhịp thở, các xét nghiệm máu trở về bình thường.

Sau khi xuất viện, người bệnh phải tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác phải đến khám lại ngay tại nơi đã điều trị.

Theo vietnamnet.vn

 Tags: dịch cúm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập288
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,879
  • Tổng lượt truy cập90,868,272
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây