Học tập đạo đức HCM

Giảm nghèo, cần những giải pháp bền vững

Thứ năm - 11/04/2013 09:20
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức hội thảo "Rà soát lại phương pháp và báo cáo kết quả ban đầu của mô hình CGE và sinh kế nghèo đói” với sự phối hợp của Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO.
 
 
Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, GĐ Ban quản lý dự án cho biết, quá trình gia nhập WTO cơ cấu kinh tế nông thôn của nước ta có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm từ 13,1% (2008) xuống còn 9,45% (2010), tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 15,7% xuống còn 11,3%. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 39% trên thu nhập bình quân ở đô thị năm 2003 lên mức xấp xỉ 50% năm 2008. Tuy nhiên, đại đa số người nghèo ở Việt Nam vẫn chủ yếu sống ở nông thôn, nơi tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 86% tổng số hộ nghèo cả nước. 
 
Phân tích tác động của thay đổi khí hậu với nông nghiệp Việt Nam, TS Trần Hoàng Nhị, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu chính sách CoPs, ĐH Monash, Úc cho biết, khi nghiên cứu 3 kịch bản biến đổi khí hậu thì dù ít hay nhiều cũng đều tác động tiêu cực đến 6 loại cây trồng chủ lực (lúa gạo, rau đậu, ngô, sắn, mía, cà phê). Cùng với đó, khi giá xăng dầu, phân bón tăng cũng làm tăng tỷ lệ đói nghèo. Dù rằng, sau đó, đói nghèo vẫn giảm dần nhưng chậm hơn khi không tăng giá. Tương tự, sự biến động trong xuất khẩu và đầu tư giai đoạn 2008-2011 cũng làm giảm GDP, việc làm, ảnh hưởng không thuận đến đói nghèo, tác động làm tăng tỷ lệ đói nghèo theo thời gian. 
 
TS Nguyễn Việt Cường, chuyên gia về phân tích sinh kế cho biết, khi giá cả thay đổi, hội nhập sẽ mang đến tiêu cực, ảnh hưởng GDP, việc làm của người dân. Dù đa phần các nghiên cứu về tác động của hội nhập, tự do hóa thương mại đều cho thấy tỉ lệ nghèo giảm, nhưng vẫn không thể loại trừ mức giá tăng nguy cơ đói nghèo. Qua thực tiễn phân tích số liệu, TS Cường cho rằng, ở khu vực có nhiều DN xuất nhập khẩu, đặc biệt là DN xuất khẩu, thu nhập hộ gia đình có xu hướng thấp hơn. 
 
TS Đặng Kim Sơn cho biết, hiện đã bàn đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới khu vực Tây Nguyên, trong khi trước đây, chúng ta luôn cho rằng biến đổi khí hậu chỉ gây ảnh hưởng nặng nề nhất tới khu vực ĐB sông Cửu Long. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục có thêm nghiên cứu, có thêm giải pháp và cách đầu tư cần thiết cho khu vực này khi mà biến đổi khí hậu đã rõ rệt. 
 
Một vấn đề nữa, từ tranh luận xung quanh câu chuyện tại sao có nhiều DN xuất nhập khẩu, nhất là DN xuất khẩu lại tỷ lệ ngược thu nhập hộ gia đình, TS Đặng Kim Sơn gợi suy nghĩ, cùng mở cửa hội nhập, nhiều địa phương thành công song cũng không thiếu nơi thất bại. Dù rằng, hội nhập mang đến cơ hội nhưng cũng đồng hành với thách thức vô cùng lớn. Địa phương nào dễ bị tổn thương sẽ chịu tác động mạnh mẽ và quyết liệt nhất. Điều này cũng cho thấy điểm yếu nằm trong chính sách bảo vệ quá mỏng, chủ yếu để thị trường tự vận hành. Điều này diễn ra ngay cả ở Hà Nội, nơi tưởng như có đủ mọi lợi thế phát triển.
Vũ Phong
 
Theo Báo Đại đoàn kết
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại821,895
  • Tổng lượt truy cập90,885,288
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây