Đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hoà) phát biểu tại kỳ họp thứ 2, QH XIV.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hoà), thủy sản là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của ngành nông nghiệp, sản lượng xuất khẩu thủy sản luôn đứng đầu trong các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp và luôn duy trì ở mức giá trị xuất khẩu từ 6,5-7 tỷ USD/năm. Năm 2016 kinh tế thủy sản gặp nhiều khó khăn, kể cả khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản do ô nhiễm môi trường biển, do hạn hán và dịch bệnh nên 9 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản đã đạt 5 tỷ USD và dự kiến cả năm là 7,3 tỷ gấp 2,88 lần so với xuất khẩu gạo và 2,6 lần so với xuất khẩu cà phê, rau quả và 4,8 lần so với xuất khẩu cao su.
Mặc dù dư địa phát triển kinh tế thủy sản còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Nhưng đầu tư cho lĩnh vực này còn rất hạn chế, đặc biệt thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản. Trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp luôn có tư duy đầu tư thủy lợi cho nông nghiệp, sản xuất lúa gạo và trồng trọt mà chưa quan tâm đến thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản.
Có nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội về lợi thế so sánh của kinh tế thủy sản so với kinh tế nông nghiệp, nhất là vấn đề đầu tư cho thủy lợi, phục vụ nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long, nơi có trên 80% diện tích và sản lượng thủy sản được sản xuất phục vụ cho xuất khẩu với 2 sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra nhưng cho đến nay chưa được tháo gỡ.
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn hẹp phải đầu tư cho nhiều lĩnh vực nhưng Chính phủ nên chọn phương án đầu tư sinh lời và ít rủi ro nhất trong khi biến đổi khí hậu, nước biển dâng, việc duy trì sản xuất lúa gạo, rau màu, cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay là rất tốn kém. Hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nhiều sẽ giết chết nhiều cánh đồng lúa, nhiều nhà vườn cây trái lâu năm do không có nước ngọt tưới tiêu để đầu tư cho việc giữ ngọt, ngăn mặn cho đất nông nghiệp là tốn kém hơn nhiều so với việc chuyển đổi diện tích nuôi trồng nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản.
Vì vậy, ngành nông nghiệp nên có tính toán cụ thể diện tích chuyển đổi và tập trung đầu tư thủy lợi, con giống, khoa học, công nghệ. Đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân từ sản xuất lúa gạo sang nuôi trồng thủy sản và có giải pháp thực hiện cụ thể trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp nên tập trung vào vấn đề xây dựng chuỗi giá trị liên kết 4 nhà, giữa nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý, đặc biệt cho 2 sản phẩm chủ lực quốc gia đó là cá tra và tôm. Đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ cao cho sản xuất chế biến và lập lại trật tự trong xuất khẩu để tăng sản lượng xuất khẩu thủy sản cả về số lượng và chất lượng. Nên có chính sách thu hút đầu tư PPP hoặc BT cho các công trình thủy lợi lớn để huy động nguồn lực xã hội cho sản xuất thủy sản.
Dương Thanh/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã