Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Thứ sáu - 02/11/2012 06:46
Để đẩy mạnh phát triển TTKDTM, tạo chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
 

Thử nghiệm hệ thống báo động tại máy ATM. Ảnh: An ninh Thủ đô

Các nhiệm vụ chủ yếu về phát triển lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) theo Quyết định 2453 bao gồm: (1) Phát triển thanh toán điện tử với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng, an toàn, thuận tiện; trong đó trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ để giảm thanh toán bằng tiền mặt, tạo thói quen TTKDTM trong bộ phận lớn dân cư; (2) Lựa chọn áp dụng một số mô hình thanh toán phù hợp với Việt Nam để xây dựng nền tảng, tạo bước phát triển hoạt động TTKDTM ở khu vực nông thôn, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới; (3) Tăng cường quản lý thanh toán bằng tiền mặt, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán.

 

Hoàn thiện khung chính sách

Nhằm phát triển các dịch vụ và phương tiện TTKDTM hiện đại đáp ứng nhu cầu dân cư, NHNN đang xác định một số giải pháp trọng tâm phải triển khai trong thời gian tới như: Tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định về TTKDTM, Nghị định về giao dịch thanh toán bằng tiền mặt; ban hành các văn bản hướng dẫn các Nghị định trên nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khuyến khích phát triển các dịch vụ TTKDTM, hạn chế giao dịch thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế.

NHNN cũng đề nghị Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, khắc phục rào cản, tạo cú hích đẩy nhanh quá trình đưa thanh toán thẻ qua POS thực sự đi vào cuộc sống; Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện TTKDTM, nhất là thanh toán thẻ qua POS, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

Phát triển cơ sở hạ tầng

Trong lĩnh vực này, ngành Ngân hàng tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới chấp nhận thẻ như: bố trí hợp lý, sắp xếp lại mạng lưới POS, đảm bảo hoạt động hiệu quả, thực chất; tiếp tục triển khai và mở rộng kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ, ATM, POS trên toàn quốc, tăng cường việc chấp nhận thẻ lẫn nhau giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ; bố trí hợp lý mạng lưới, tăng cường lắp đặt máy ATM tại những nơi điều kiện cho phép, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân; tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn đối với các điểm đặt máy ATM.

Tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ tự động (ACH) cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ, nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cho thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, tạo thuận lợi hơn cho người sử dụng dịch vụ thanh toán. Ban hành các quy định và tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao; tăng cường các giải pháp về an ninh, an toàn và bảo mật cho cơ sở hạ tầng thanh toán.

Áp dụng các hình thức thanh toán mới

Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán qua POS bằng các biện pháp đồng bộ để việc thanh toán thẻ qua POS thực sự đi vào cuộc sống, trở nên hấp dẫn và có lợi đối với cả người mua hàng và người bán hàng; đẩy mạnh áp dụng các phương thức thanh toán mới, hiện đại (thanh toán qua Internet, điện thoại di động…) phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi; phát triển các hình thức thanh toán điện tử trong việc thanh toán các loại cước, phí định kỳ (điện, nước, điện thoại...), thay thế dần việc nhân viên thu ngân phải đến thu tiền mặt tại nhà.

Tiếp tục mở rộng việc trả lương qua tài khoản đối với những đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước phù hợp với khả năng của cơ sở hạ tầng thanh toán; nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và các dịch vụ đi kèm. Lựa chọn một số địa bàn, thí điểm ứng dụng các phương thức, phương tiện thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn trên cơ sở áp dụng những mô hình thành công của các nước đã triển khai nhằm thúc đẩy TTKDTM ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có liên quan (như xăng dầu, viễn thông, bưu điện) để cung ứng, phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử đa dạng, thông qua các kênh đến các địa bàn nông thôn, miền núi.

Phần trước:

>> Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh

Hồng Phương
Theo baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại868,356
  • Tổng lượt truy cập90,931,749
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây