Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn

Thứ sáu - 14/08/2015 23:57
LTS. Ngày 15.3.2015, Báo NTNN giới thiệu bài viết của GS - TS Nguyễn Thiện Nhân- Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xung quanh vấn đề về phát triển hợp tác xã (HTX) kiểu mới. Liên quan đến vấn đề này, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Nguyễn Quốc Cường đã có bài viết đề cập “Hội NDVN đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn”. Dân Việt xin trân trọng gửi tới bạn đọc toàn văn bài viết của ông Nguyễn Quốc Cường.
  

Trước hết về quan điểm phát triển kinh tế tập thể - Hợp tác xã:

Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xác định “Xây dựng giai cấp nông dân về mọi mặt để xứng đáng là một lực lượng cơ bản trong việc xây dựng nông thôn mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đó là mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác vận động nhân dân của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

 

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn - 1

Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường thăm mô hình trồng cà phê của Chi hội Nông dân xã Hua La,
TP. Sơn La (tỉnh Sơn La). Ảnh: Nguyễn Công  

 

     Theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

 - Vận động nhân dân vào Hợp tác xã, phát triển sản xuất, cần phải làm cho nhân dân nhận thức rõ: xây dựng Chủ nghĩa xã hội chính là nhằm không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, của nông dân. Điều đó được thể hiện trước tiên ở đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ. Nông dân muốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống phải đi vào xây dựng Hợp tác xã. Đó là nội dung phải tuyên truyền cho nông dân hiểu, tự nguyện viết đơn tham gia Hợp tác xã.

- Vận động nông dân xây dựng Hợp tác xã, phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm của nông dân đi lên Chủ nghĩa xã hội. Xây dựng Hợp tác xã phải tuân thủ nguyên tắc: tự nguyện, tự giác, dân chủ và cùng có lợi; tổ chức phải từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao.

Những địa bàn chưa có Hợp tác xã nông nghiệp, chú trọng công tác vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các Tổ hợp tác phát triển thành Hợp tác xã; xây dựng, phát triển mới Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp để thực hiện một số hoạt động dịch vụ cơ bản cho kinh tế hộ như: dịch vụ thủy nông, bảo vệ thực vật… Những nơi chưa có Hợp tác xã bước đầu thành lập nên chọn mô hình này để giải quyết những khâu dịch vụ mà các hộ nông dân có nhu cầu, sau đó từng bước mở rộng hoạt động khác như: dịch vụ cung ứng giống cây trồng cung ứng vật tư nông nghiệp…

Những địa phương đã có Hợp tác xã nông nghiệp hoặc có sản xuất hàng hóa phát triển, chú trọng phát triển Hợp tác xã chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ làm đất, dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ nông thôn, dịch vụ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư…

      Với tư tưởng cơ bản đó cho thấy:

1- Về bản chất  Hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã hội mang tính cộng đồng và trách nhiệm xã hội, thu hút sự tham gia đông đảo của người nông dân. Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập, việc làm, phát triển nông thôn mới; bảo vệ môi trường nông thôn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

2-  Xây dựng Hợp tác xã là hình thức tổ chức sản xuất cơ bản ở nông thôn với công cuộc xây dựng nông thôn mới

Xây dựng sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, đặc biệt là phát triển kinh tế và văn hóa, xây dựng về văn hóa, về phong tục tập quán, về vệ sinh môi trường…

3- Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ với thành phần kinh tế tập thể  mà nòng cốt là Hợp tác xã

4- Đối với Hội Nông dân Việt Nam Phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã phải gắn liền với xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết, quyết định của Trung ương Hội. Tháng 7 năm 1999 Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng Đề án " Vai trò và nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam trong hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân và tham gia phát triển tổ chức kinh tế hợp tác ở nông thôn ". Đề án đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 3 ( khóa III) Ban Chấp hành Trung ương Hội. Đến tháng 7 năm 2011, Ban Chấp hành Trung ương Hội đã tiến hành tổng kết về hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam tham gia tổ chức kinh tế tập thể ở nông thôn, đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020.

Về mục tiêu:

- Tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp và kiến thức về hoạt động và quản lý kinh tế tập thể.

- Nắm chắc nhu cầu, nguyện vọng của hội viên nông dân, chủ động hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác đa dạng về hình thức với quy mô phù hợp; cơ cấu gọn nhẹ, nội dung hoạt động đơn giản, thiết thực phù hợp với trình độ của nông dân ở mỗi vùng miền, khu vực. Tư vấn, hỗ trợ các tổ hợp tác mở rộng quy mô, phát triển thành các hợp tác xã.

- Tham gia củng cố xây dựng các hợp tác xã cũ đã chuyển đổi và đang hoạt động theo luật, mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngày càng tốt hơn cho kinh tế hộ.

- Tham gia tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể từ đó tổng kết làm cơ sở để hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp thời gian tiếp theo.

Xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh ở những nơi có tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã

 

Về nhiệm vụ, giải pháp của các cấp Hội

1. Tuyên truyền về vai trò, vị trí và tác động của thành phần kinh tế tập thể đối với sự phát triển của kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại của Nông dân, nông thôn dưới nhiều hình thức: trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm của Hội, sân khấu hóa, tại các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội…để hội viên, nông dân hiểu kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã và tổ hợp tác là một tổ chức tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi do những ng­ười lao động, các hộ gia đình, các doanh nghiệp tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng các nhu cầu chung về kinh tế, xã hội và văn hoá của các thành viên. Tham gia kinh tế tập thể để hạ thấp chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế của các thành viên. Kinh tế tập thể là một tổ chức mang tính cộng đồng cao, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, phúc lợi công cộng, đoàn kết tương trợ nhau trong sản xuất, đời sống, giúp đỡ gia đình khó khăn…

 Nội dung tuyên truyền tập trung vào: các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thành phần kinh tế tập thể như Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Luật Hợp tác xã; các nghị định của Chính phủ, các thông tư của các Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thực hiện; các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; các nghị quyết của Hội Nông dân các cấp hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

 Cần nắm vững tình hình từng địa phương, địa bàn để xem xét loại hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện, nguyện vọng của nông dân để tuyên truyền, hướng dẫn để họ thấy được lợi ích của kinh tế tập thể, thấy được sự hỗ trợ của Nhà nước, của tổ chức Hội từ đó họ yên tâm phấn khởi tham gia.

 2. Trên cơ sở nâng cao nhận thức của hội viên nông dân, cán bộ Hội tích cực vận động họ tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể phù hợp với từng địa phương, địa bàn. Cán bộ Hội các cấp nhất là xã, phường, thị trấn và các chi, tổ Hội là thành viên nòng cốt củng cố và xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã. Hướng dẫn những tổ hợp tác đang hoạt động nhưng chưa đăng ký, chứng thực đến Uỷ ban nhân dân xã, phường đăng ký chứng thực nhằm bảo đảm môi trường pháp lý cho hoạt động. Rà soát từng khâu công việc, nắm chắc nhu cầu của các hộ nông dân trên địa bàn về: tưới tiêu, làm đất, phòng trừ dịch bệnh, dịch vụ thú y, thu hoạch, bảo quản chế biến, cung ứng vật tư, cung ứng giống tốt…để vận động, hướng dẫn cho họ thành lập hoặc tham gia các loại hình kinh tế tập thể phù hợp, có hiệu quả.

 3. Hội Nông dân các cấp tăng cường tư vấn, hướng dẫn các tổ hợp tác phát triển thành các hợp tác xã: hợp tác xã sản xuất, hợp tác xã dịch vụ, hợp tác xã liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần … đạt hiệu quả kinh tế cao. Căn cứ vào những điều kiện thực tế, Hội Nông dân các cấp làm đầu mối khâu nối những nhu cầu để vận động nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể cụ thể từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ những tổ hợp tác đơn giản đến các hình thức cao hơn hoạt động đa ngành, đa nghề.

4. Tổ chức Hội đứng ra khâu nối những hộ nông dân trên địa bàn có ý định thành lập các loại hình kinh tế tập thể để khuyến khích, động viên và hướng dẫn họ trình tự, thủ tục để thành lập các hình thức kinh tế tập thể theo Bộ Luật dân sự; các Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác và việc phát triển từ các tổ hợp tác lên các hợp tác xã hoặc thành lập các hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương và địa phương.

5. Củng cố chặt chẽ mối quan hệ giữa các chi, tổ Hội Nông dân với các hình thức kinh tế tập thể trong nông thôn: Chi Hội tiếp thu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước từ tổ chức Đảng, chính quyền phổ biến tới hội viên, nông dân và thường xuyên vận động họ tích cực chấp hành, thực hiện; tổ chức cho các thành viên tham gia giám sát mọi hoạt động của kinh tế tập thể ngay từ cơ sở, từ đó góp ý điều chỉnh và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, thực hiện tốt chính sách với các thành viên …. Các chi, tổ Hội vận động hội viên hình thành các tổ chức kinh tế tập thể ngay trong tổ chức của mình; giữ mối quan hệ giữa kinh tế tập thể và tổ chức Hội luôn gắn kết không thể tách rời.

 6. Phối hợp chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể, phát hiện các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã … làm ăn có hiệu quả, tiến hành sơ kết, tổng kết đúc kết bài học kinh nghiệm; tổ chức cho cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ, hội viên nông dân thăm quan, học tập các mô hình điểm để áp dụng nhân rộng tại các địa phương. Khai thác các nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án để xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả.

7. Hình thành các chi, tổ Hội Nông dân trong các loại hình kinh tế tập thể, để các chi Hội Nông dân vừa vận động hội viên nông dân tích cực xây dựng kinh tế tập thể ngày càng vững mạnh, vừa thực hiện vai trò đại diện giám sát hoạt động của kinh tế tập thể. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện việc cán bộ Hội nông dân các xã, phường, các thôn, ấp, bản làng tham gia quản lý các tổ chức kinh tế tập thể, nhằm đại diện cho hội viên nông dân tổ chức, xây dựng các tổ chức kinh tế tập thể vững mạnh. Đồng thời vận động cán bộ của các tổ chức kinh tế tập thể tham gia Ban Chấp hành Hội Nông dân xã, phường.

8. Lồng ghép giữa tuyên truyền và hướng dẫn khoa học, kỹ thuật, dạy nghề, hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên kinh tế tập thể; lấy các mô hình kinh tế tập thể mạnh, điển hình phục vụ cho công tác tuyên truyền của Hội.

 9. Tổ chức Hội trực tiếp tổ chức và phối hợp trong đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, hội viên, đặc biệt là cán bộ Hội ở cơ sở nâng cao kiến thức về xây dựng các mô hình kinh tế tập thể. Nội dung phải bám sát Nghị quyết của Đảng và luật pháp của Nhà nước về phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; sát với các dự án, kế hoạch, chương trình hành động của cấp uỷ và chính quyền địa phương. Đồng thời chủ động phối hợp với các ban, ngành có liên quan và tranh thủ mọi nguồn vốn trong nước và ngoài nước để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể cho đội ngũ cán bộ Hội và hội viên.

10. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương để có chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn. Đề xuất với chính quyền phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về kinh tế tập thể và văn bản pháp luật có liên quan. Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính  sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển và hướng dẫn đăng ký thành lập các loại hình kinh tế tập thể. Kiến nghị xử lý các hành vi, vi phạm của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên tham gia kinh tế tập thể.

11. Chủ động nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế tập thể, phối hợp giám sát thực hiện chính sách theo quy định. Từ hoạt động thực tiễn đề xuất với Đảng, Nhà nước sửa đổi những chính sách không phù hợp, đóng góp xây dựng chính sách mới tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển.

Kết quả vận động và hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm qua ( 2010- 2014)

1- Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa; tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm có giá trị cao.

Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; Ban Chấp hành Trung ương Hội đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 29/7/2011 về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011- 2020.

 Các cấp Hội tổ chức tuyên truyền được 110.250 cuộc cho hơn 8,82 triệu lượt hội viên, nông dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế tập thể.

Trung ương Hội đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư mở các lớp bồi dưỡng cho 1.715 cán bộ Hợp tác xã, Tổ hợp tác tại 43 tỉnh, thành phố. Các tỉnh, thành Hội chủ động phối hợp và trực tiếp tổ chức 3.900 lớp tập huấn kiến thức về kinh tế tập thể cho 127.970 lượt cán bộ Hội. Đồng thời, tích cực vận động, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng và phát triển các loại hình kinh tế tập thể phù hợp với từng địa bàn, từng ngành nghề và trình độ phát triển ở từng khu vực. Đến nay, các cấp Hội đã vận động, thành lập được 5.900 tổ hợp tác và 72 hợp tác xã sản xuất và dịch vụ trong các lĩnh vực: thủy nông, làm đất, bảo vệ thực vật, thu hoạch, cung ứng vật tư, chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ nông sản và các lĩnh vực chuyên ngành theo sở thích...

 Trung ương Hội đã phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện chính sách của Chính phủ về tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân, tham gia xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp... Đặc biệt, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã ký Chương trình phối hợp với 13 tỉnh, thành Hội để tuyên truyền, phổ biến mô hình, học hỏi kinh nghiệm; giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện “dồn điền, đổi thửa”; tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, vốn liếng để đầu tư phát triển sản xuất; phát triển kinh tế tập thể, các tổ hợp tác, liên kết giữa các hộ đã tích tụ, tập trung được đất đai, tiền vốn, năng lực quản lý; hình thành các mô hình chuyên canh, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như: mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa Bắc thơm huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; mô hình sản xuất giống hoa và hoa thương phẩm chất lượng cao huyện Mê Linh, Hà Nội; sản xuất thâm canh chè gắn với sơ chế biến tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre; bưởi Năm roi Tài- Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; Thanh long ở tỉnh Bình Thuận; trồng Măng tây ở tỉnh Ninh Thuận; chăn nuôi gà Đông Tảo ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; nuôi Tôm hùm trong lồng ở Khánh Hòa...

2- Tổ chức mở rộng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân đồng thời là thành viên các HTX, tổ viên tổ hợp tác.

a- Dịch vụ về vốn và cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp

Trong 5 năm qua, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp cho trên 380.000 lượt hộ nông dân có vốn sản xuất, kinh doanh, với số vốn cho vay quay vòng đạt trên 5.200 tỷ đồng. Nhiều hộ nông dân được hỗ trợ vốn đã thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giàu, nhiều hộ trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều hộ đang trở thành các sáng lập viên thành lập các HTX, tổ hợp tác.

Các cấp Hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho hội viên, nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh. Tại thời điểm 30/11/2014, Hội Nông dân đang quản lý 23.501 Tổ Vay vốn theo chương trình phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, có 549.891 hộ tham gia, dư nợ gần 19.461 tỷ đồng và 65.205 Tổ Tiết kiệm và vay vốn theo chương trình ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, có 2.285.448 hộ nông dân nghèo và đối tượng chính sách khác tham gia, dư nợ 41.803 tỷ đồng thuộc 15 chương trình tín dụng chính sách.

Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành Hội đã tích cực phối hợp với các doanh nghiệp, công ty cung ứng vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, máy nông nghiệp... theo phương thức trả chậm, trị giá hàng trăm tỷ đồng giúp cho nông dân và một số Hợp tác xã có điều kiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

b- Dịch vụ hỗ trợ thông tin và xây dựng thương hiệu sản phẩm

Phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kết nối thông tin giá cả vật tư nông nghiệp, hàng hóa nông sản, tình hình dịch, bệnh cây trồng, vật nuôi, qua đó góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, kỹ năng sản xuất cho cán bộ, hội viên, nông dân và chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Phối hợp với Bộ Công thương, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các đơn vị có liên quan xây dựng Đề án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện hệ thống thông tin để kiểm soát chủ động hàng giả trong lĩnh vực sản phẩm và vật tư nông nghiệp”.

Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí và các ngành chức năng mở “Chuyên mục chuyện Nhà nông” phát trên kênh VTV1 từ 5h48 - 6h00 hàng ngày, đã giúp nông dân nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường, khoa học kỹ thuật, những mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình. Thông qua các hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp, công ty tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu; xây dựng Hệ thống “Sàn kết nối cung cầu nông nghiệp, thực phẩm”; Chương trình tăng cường cung cấp thông tin cho nông dân trồng lúa 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; tổ chức các Hội chợ triển lãm nông nghiệp, thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp.

c- Hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật 

Các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp tổ chức tập huấn, khuyến nông được trên 10 triệu lượt hội viên, nông dân. Xây dựng hàng ngàn mô hình trình diễn sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Việt GAP; phối hợp với các công ty tổ chức hàng ngàn lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật sử dụng phân bón, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp... Xây dựng “Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật nhà nông”, “điểm truy cập Internet”; mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản; tổ chức Cuộc thi “Nhà nông đua tài”... đã trang bị cho nông dân kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.

 Phối hợp với các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu chuyển giao hàng trăm tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp và hơn 300 mô hình ứng dụng công nghệ thông tin cho nông dân tại các xã, phường dưới hình thức các Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật nhà nông; tổ chức cuộc thi tôn vinh Nhà nông sáng tạo, đã có hàng trăm sáng kiến, giải pháp kỹ thuật của nông dân được giải thưởng và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất như: máy làm đất, máy gieo hạt, máy tưới cây, máy bón phân, máy phun thuốc trừ sâu, máy bóc lạc, máy tẽ ngô, máy sấy hạt...

3- Tham gia  xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Ban Chấp hành Trung ương Hội đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/HNDTW ngày 29/7/2011 về Hội Nông dân tham gia thực hiện Chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020. Các cấp Hội đã chủ động tham gia trong việc xây dựng quy hoạch và giám sát quá trình thực thi quy hoạch để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân; phổ biến, tuyên truyền rộng rãi để hội viên, nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới bám sát Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; nhiều tỉnh, thành Hội đã chủ động đăng ký tham gia thực hiện một số tiêu chí trong nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới nhất là về xây dựng thiết chế văn hóa, đường giao thông nông thôn, công trình thuỷ lợi nội đồng quy mô nhỏ và xây dựng các mô hình cấp nước sạch, thu gom xử lý rác thải, vệ sinh môi trường.

Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết một số vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường và quản lý, sử dụng đất đai.

Hàng năm tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ về công tác bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu cho gần 5.000 lượt cán bộ, hội viên nông dân.

Xây dựng câu lạc bộ nông thôn mới, mạng lưới tuyên truyền viên của các cấp Hội trong bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Xây dựng 46 mô hình điểm về nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn ở những xã điểm xây dựng nông thôn mới để tuyên truyền, nhân rộng, góp phần đạt được tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững.

Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân tham gia bằng những việc làm thiết thực như: hiến hàng ngàn m2 đất và đóng góp trên 2 ngàn tỷ đồng, trên 40 triệu ngày công để làm mới và sửa chữa gần 350 ngàn km đường giao thông nông thôn, 200 ngàn km kênh mương nội đồng và hàng ngàn nhà văn hóa xã, thôn, ấp, bản..

Các cấp Hội đã tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới; tích cực vận động hội viên, nông dân thực hiện tiêu chí “Làng văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, tham gia các câu lạc bộ gia đình nông dân văn hoá, gia đình nông dân hạnh phúc; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội; phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, an ninh trên địa bàn nông thôn và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao: các Hội thi “Tiếng hát đồng quê”, các giải Bóng chuyền, Bóng đá nông dân, các cuộc thi “Nhà nông đua tài”, “Nhà nông với pháp luật”… Hằng năm có khoảng 8 triệu hộ gia đình nông dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

Nguyễn Quốc Cường
(Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam)

Theo danviet.vn
 Tags: bài viết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm319
  • Hôm nay74,957
  • Tháng hiện tại780,070
  • Tổng lượt truy cập90,843,463
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây