Tại Hội nghị, thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc kiến nghị Chính phủ sớm có những giải pháp chính sách và hành chính quyết liệt để giảm mạnh rủi ro và chi phí, đặc biệt là chi phí không chính thức nhằm “khoan sức” cho doanh nghiệp. Để đến năm 2020 chúng ta có 1 triệu doanh nghiệp (hiện cả nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp), Chính phủ cần ban hành một nghị quyết về chương trình hành động quốc gia phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ, bảo đảm thực hiện được hai yêu cầu xuyên suốt là củng cố niềm tin, vực dậy tinh thần, phục hồi và phát triển doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phục vụ phiên họp thường kỳ của Chính phủ vừa qua, mức lãi suất hiện nay còn cao hơn nhiều so với chỉ số lạm phát, gây khó khăn cho việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc áp dụng lãi suất huy động ngoại tệ trong nước ở mức 0% có mặt tích cực là khắc phục được tình trạng đô la hóa, nhưng lại gây khó khăn cho việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ nhàn rỗi trong nước. Bất bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nươc và doanh nghiệp tư nhân là có thật…
Thực tế cho thấy, dù pháp luật (Hiến pháp 2013, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư) đã quy định: doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm nhưng cộng đồng doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp tư nhân rất ngại, có người nói “rất sợ” các thông tư, giấy phép con vì đây được coi là những công cụ để một số công chức, cơ quan chức năng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, làm khó doanh nghiệp. Bởi vậy, cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương rà soát và khoanh vùng quyền hạn, xóa bỏ những văn bản không còn phù hợp, cản trở hội nhập và đổi mới, làm chậm tốc độ phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung trên cơ sở chuyển từ tư duy “quản lý doanh nghiệp” sang quan điểm “phục vụ doanh nghiệp” như tinh thần Thủ tướng chỉ đạo.
Hy vọng thông điệp “những điều kiện kinh doanh được ban hành dưới những hình thức không hợp pháp thì từ 1/7/2016 đương nhiên hết hiệu lực và sẽ được công bố hủy bỏ. Những điều kiện kinh doanh hợp pháp cũng phải được tập hợp, ban hành trong nghị định, không để tạo ra khoảng trống pháp lý trong quá trình chuyển tiếp”, “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế” và Chính phủ bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh của doanh nghiệp, của công dân, đặc biệt là tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập của Thủ tướng được thực hiện ngay. Đó cũng là những bước đi đầu tiên của Chính phủ phục vụ.
Chỉ khi có niềm tin người ta mới dốc vốn liếng, trí tuệ vào phát triển kinh doanh, khi đó đất nước mới có thể cất cánh.
Thanh Hiền
Nguồn; kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã