Chế biến chè và bảo quản sau chế biến đòi hỏi đúng quy trình. Ảnh minh họa. |
Đây là tin mừng và có ý nghĩa lớn lao, lâu dài cho ngành Nông nghiệp nước ta - ngành đang tạo ra khoảng 20% GDP và thu hút trên 55% lao động cả nước, với hàng chục triệu hộ nông dân, hơn 10.500 HTX nông nghiệp và hơn 33.000 doanh nghiệp (trong đó có 16 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận) đang trực tiếp sản xuất trên 70 triệu mảnh ruộng và hàng triệu km2 mặt nước biển, sông, hồ, ao…
Cả nước hiện có trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới được sử dụng giống mới… Nhiều công nghệ mới được áp dụng đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tăng giá trị xuất khẩu, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới (tiêu đứng thứ nhất, gạo, cà phê, sắn đứng thứ hai, cao su đứng thứ tư, thủy, hải sản đứng thứ năm, chè đứng thứ bảy thế giới... và nhiều mặt hàng khác, như tôm, cá tra, hạt điều…
Đặc biệt, các loại rau quả của Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Sự bứt phá trong xuất khẩu rau quả (thanh long, chôm chôm, nhãn, vải thiều…) là rất ấn tượng, với kết quả trong 3 quý đầu năm 2016 giá trị xuất khẩu tăng gần 130% so với cùng kỳ năm 2015, lớn nhất trong tất cả các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu.
Dự kiến cả năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ cán mức 2,5 - 2,6 tỷ USD, có thể lần đầu vượt qua kim ngạch xuất khẩu lúa gạo (gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 3,76 triệu tấn và 1,69 tỷ USD, giảm 16,4% về khối lượng và giảm 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015 do cạnh tranh gay gắt hơn về giá trong bối cảnh cung tăng, cầu giảm).
Tuy nhiên, theo Viện lúa Đồng bằng SCL, ước tính mỗi năm, nông dân trồng lúa ở đây mất từ 3.200 - 3.600 tỷ đồng do thất thoát sau thu hoạch.
KH&CN đã và đang tác động trực tiếp đến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp Việt Nam. Khâu đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, tỉnh, và địa phương phải bắt đầu từ tăng cường liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông, nhất là liên kết giữa các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp theo hướng tập trung, hình thành chuỗi sản phẩm và tăng năng lực bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch, trong đó có ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System).
Đây là công nghệ đông lạnh nhanh, kết hợp từ trường, giúp bảo quản rau quả giữ nguyên chất lượng sau một năm thu hái, trạng thái, hương vị, màu sắc tới 80 - 90% so với ban đầu, để có thể vận chuyển, tiêu thụ nông phẩm rộng rãi theo giá cao hơn hẳn trong nước ở các thị trường quốc tế khó tính và xa xôi nhất; giảm tổn thất do hư hỏng và tình trạng bị ép giá bán thấp, chấm dứt cảnh “được mùa rớt giá”, “trồng rồi chặt” như một điệp khúc buồn kéo dài bấy lâu nay, tạo ra vận hội mới cho ngành kinh doanh hoa quả nước ta nói riêng, cho xuất khẩu nông sản nói chung…
Ở Nghệ An, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được triển khai nhân rộng. Ví như: triển khai nhân rộng giống đại táo 15 để tạo ra một sản phẩm mới trong lĩnh vực cây ăn quả cho các huyện miền núi. Sử dụng thành công một số chế phẩm sinh học như chế phẩm Balasa No1 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà, chế phẩm Biogreen xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất, chế phẩm vi sinh chế biến và bảo quản thức ăn gia súc... |
Theo TS. Nguyễn Minh Phong/baonghean.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã