Giảm bớt nỗi lo cho nhà nông
Trước đây, bước vào mỗi vụ sản xuất, gia đình ông Lê Văn Bách, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng khá chật vật khi phải lo tiền phân bón cho khoảng 6ha trồng na. Với hơn 6.000 gốc na, mỗi vụ gia đình ông sử dụng trên 10 tấn phân bón các loại, với số tiền gần 100 triệu đồng.
Được các cấp Hội ND Hà Nam triển khai chương trình mua phân bón trả chậm, nông dân yên tâm sản xuất. Ảnh: Thu Hà
"Đầu vụ, từng chuyến xe tải chở phân bón Lâm Thao đến tận thôn cho người dân. Nhiều hộ không phải đi vay lãi để mua phân bón như nhiều năm trước nữa. Phân bón được đưa về kịp thời, từ 6 đến 8 tháng sau mới thanh toán cho Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nên mọi người rất phấn khởi”. Ông Phạm Minh Văn - |
Từ khi Hội ND thị trấn Ba Sao triển khai chương trình liên kết với doanh nghiệp cung ứng các loại phân bón theo hình thức trả chậm thì ông đã không phải lo lắng mỗi khi vào vụ nữa.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Bách phấn khởi cho biết: “Nhờ Hội ND phối hợp với doanh nghiệp uy tín như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao triển khai chương trình mua phân bón trả chậm nên gia đình tôi đã bớt lo về vốn đầu tư mua phân bón cho sản xuất, đặc biệt là rất yên tâm về chất lượng phân bón. Hơn nữa, tôi còn được tập huấn cách sử dụng phân bón hiệu quả”.
Cũng như ông Bách, ông Đặng Xuân Hạnh ở xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân trước đây mỗi khi vào vụ mới thường “đứng ngồi không yên” vì lo tiền đầu tư các khoản chi phí đầu vào. “Với hơn 120 mẫu ruộng, tôi trồng chuối xen ngô, húng quế. Mỗi năm chi phí phân bón lên đến hàng trăm triệu đồng nên đầu vụ tôi lo đến mất ăn mất ngủ” - ông Hạnh bày tỏ.
Nhưng từ ngày tham gia chương trình cung ứng phân bón trả chậm thì khó khăn về vốn mua phân bón của gia đình ông Hạnh đã được tháo gỡ, giúp gia đình ông có điều kiện ổn định quy mô sản xuất, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương.
Nhằm tạo điều kiện cho hội viên mua phân bón trả chậm thông qua tín chấp của Hội một cách thuận lợi, trước mỗi mùa vụ, Hội ND tỉnh Hà Nam đều chỉ đạo Hội ND các huyện, thành phố thông báo bảng giá từng loại phân bón đến các xã, thị trấn.
Từ đó, Hội ND các xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo đến từng chi hội, tổ hội và bà con nông dân. Cuối vụ thu hoạch, Hội ND xã thu tiền và thanh toán với doanh nghiệp như cam kết. Nhờ vậy thời gian qua nhiều hộ dân bớt nỗi lo về chi phí phân bón.
Gắn kết hội viên với tổ chức Hội ND
Ông Phạm Minh Văn - Chủ tịch Hội ND xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm cho biết: Chuẩn bị cho vụ xuân năm nay, Hội ND xã đã đăng ký mua hơn nghìn tấn phân bón theo hình thức trả chậm. Bà con rất phấn khởi khi được sử dụng phân bón chưa phải trả tiền ngay. “Nhiều hộ không phải đi vay lãi để mua phân bón như nhiều năm trước nữa. Phân bón được đưa về kịp thời, từ 6 đến 8 tháng sau mới phải thanh toán cho Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nên mọi người rất phấn khởi” – ông Văn nói.
Bà Khổng Thị Thảo – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Nam khẳng định, việc cung ứng phân bón trả chậm được đánh giá là một trong những chương trình thiết thực với hội viên ND. Chương trình không chỉ giúp các hộ ND giảm được nỗi lo chi phí, yên tâm sản xuất mà thông qua các hoạt động của chương trình còn tăng cường được mối quan hệ gắn bó giữa hội viên, cán bộ hội ND cơ sở với tổ chức hội.
“Những năm qua, với vai trò là “cầu nối” trong sản xuất nông nghiệp, các cấp Hội ND trong tỉnh đã chủ động phối hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao triển khai chương trình cung ứng phân bón trả chậm cho hội viên, ND. Điều đáng nói, trong suốt 5 năm thực hiện chương trình hỗ trợ mua phân bón trả chậm cho hội viên ND, các cấp Hội ND tỉnh Hà Nam luôn thanh toán tiền đầy đủ cho công ty theo hợp đồng, không có tình trạng nợ đọng”-bà Thảo thông tin.
Theo bà Thảo thông tin, năm 2012, các cấp Hội ND trong tỉnh liên kết cung ứng hơn 2.700 tấn thì năm 2015 là 7.000 tấn, đến năm 2016 đã tăng lên 10.000 tấn phân bón. Tuy nhiên do thiên tai, bão lũ mưa nhiều, ND tỉnh Hà Nam mất vụ đông nên khối lượng phân bón trả chậm cung ứng chỉ hơn 8.000 tấn phân bón Lâm Thao.
Hiện, toàn tỉnh Hà Nam mới có khoảng 40% số hội viên ND tham gia chương trình.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã