Chúng tôi xác nhận quy trình kiểm dịch tại chợ Hà Vĩ đang rất bất cập. Tuy nhiên, để dừng một xe chở gia cầm lại để kiểm tra là rất khó, vì nếu chỉ có cán bộ thú y mà không có công an hoặc cán bộ quản lý thị trường thì những xe gia cầm này rất ít khi chịu dừng lại trước chốt kiểm dịch.
- Những gì chúng tôi thu thập được cho thấy, tình trạng buôn bán gia cầm chết trộn lẫn gia cầm sống diễn ra khá công khai. Việc giết mổ chủ yếu diễn ra tại nhà dân trong khu dân cư rồi chuyển tới chốt kiểm dịch Hà Vĩ đóng dấu. Quy trình như vậy có đúng không, thưa ông?
Quy trình giết mổ gia cầm sẽ không được diễn ra tại chợ Hà Vĩ vì đây là chợ buôn bán gia cầm sống.
Nguyên tắc là phải có cán bộ trực tiếp kiểm dịch tại các lò mổ tập trung, chứng minh đó là gia cầm sạch rồi mới được kiểm dịch cấp dấu. Một gia cầm “đạt chuẩn” phải có được đóng dấu trực tiếp lên mình con gia cầm đó và kèm theo giấy kiểm dịch. Nếu thiếu một trong hai thứ này đều là phạm luật.
Tuy nhiên, tại Hà Vĩ đang diễn ra một thực trạng: Việc giết mổ gia cầm diễn ra tại nhà dân, công tác kiểm dịch tại khu vực giết mổ rất khó nên quy trình cấp dấu tại chợ Hà Vĩ chưa chuẩn, còn nhiều bất cập và chúng tôi đã tiến hành kiểm điểm các cán bộ này. Khi các lò mổ tập trung đi vào hoạt động thì các cơ sở giết mổ tự do trong dân phải hoàn toàn chấm dứt.
- Tại chợ Hà Vĩ thường xuyên có gia cầm chết nhưng số gia cầm này lại được bày bán công khai, lẫn với gia cầm sống, rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Tình trạng này liệu bao giờ có thể chấm dứt?
Gia cầm chết bởi bất cứ nguyên nhân gì đều phải tiến hành tiêu hủy. Lò tiêu hủy được bố trí tại phía cuối chợ nhưng mỗi lần cũng chỉ được vài chục cân.
Hiện tại chúng tôi cũng biết trong chợ có một số hộ kinh doanh có buôn bán gia cầm chết và đã tiến hành kiểm điểm với bên thú y của chợ, công an xã, đội quản lý thị trường và có gắn trách nhiệm lên từng bộ phận.
Nếu tình trạng này còn tiếp tục diễn ra thì bộ phận đầu tiên phải chịu trách nhiệm là chốt kiểm dịch tại chợ Hà Vĩ.
Gà chết được cắt tiết ngay tại chợ Hà Vĩ
- Ông đánh giá thế nào về những sai phạm ở chợ gia cầm Hà Vĩ?
Hiện tại, chợ Hà Vĩ vẫn đang tồn tại một đường dây buôn bán và vận chuyển gia cầm nhập lậu từ các tỉnh Đông Bắc Bộ và các vùng lân cận (chiếm khoảng 30%).
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Chi cục thú y Hà Nội đã làm việc với UBND huyện Thường Tín và các đơn vị liên quan. Sở Nông nghiệp đã yêu cầu UBND huyện Thường Tín phải giải quyết triệt để tình trạng buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc, vệ sinh chợ… Nếu trong 3 tháng không làm tốt những việc này sẽ tiến hành đóng cửa chợ Hà Vĩ.
Riêng ngày 26/6/2012, chúng tôi đã bắt giữ và tiến hành tiêu hủy 11,3 tấn gia cầm không rõ nguồn gốc tại Quốc lộ 1B đang trên đường về Hà Vĩ.
- Hiện tại, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có một số chợ đầu mối buôn bán gia cầm thịt. Chi cục thú y đã có những biện pháp gì kiểm soát tình trạng gà không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan trong chợ?
Hiện tại, Hà Nội là một thành phố tiêu thụ rất nhiều gia cầm. Vì vậy, chúng tôi luôn có các chốt kiểm dịch gia cầm đã giết mổ tại các quận nội thành và quán triệt gà không rõ nguồn gốc nhất định sẽ tiêu hủy. Thời gian vừa qua chúng tôi cũng có tiến hành bắt và tiêu hủy gia cầm thịt giá rẻ, không rõ nguồn gốc tại một số chợ như các anh chị vừa nêu.
Tuy nhiên, muốn giải quyết triệt để vấn đề này cần phải có sự ra kết hợp đồng bộ của các địa phương nơi có gà lậu đi qua. Đặc biệt, cần phải giải quyết triệt để từ khu vực biên giới, ông Bình nhấn mạnh.
Xin cảm ơn ông!
Bắt đã khó, tiêu hủy còn khó hơn Khampha.vn có cuộc trao đổi với ông Kiên Thành Trung, Đội trưởng đội Phòng ngừa – Đấu tranh chống buôn lậu và buôn bán hàng cấm - Công an TP Hà Nội về tình hình buôn bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc tại chợ Hà Vĩ. Ông Trung nhận định tình trạng buôn lậu gà không rõ nguồn gốc tại Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội) và một số địa điểm khác trên địa bàn TP. Hà Nội đang gây nhức nhối với thủ đoạn tinh vi. Chia sẻ về quá trình theo dõi, vây bắt buôn lậu gà, ông Trung cho biết: “Địa bàn hai huyện Thường Tín (Hà Nội) và Khoái Châu (Hưng Yên) chỉ cách nhau một con sông nên các đối tượng buôn lậu thường vận chuyển gà bằng đường thủy. Chúng tôi không thể tự ý sang địa bàn tỉnh bạn để làm nhiệm vụ được nên công tác bắt giữ gặp rất nhiều trở ngại. Phát hiện có động, các đối tượng sẵn sàng cho xe quay đầu lại hoặc xé lẻ gà, tăng bo sang sông bằng xe máy. Đó là chưa kể trong quá trình vận chuyển, các đối tượng thường xuyên thay biển số giả để đánh lạc hướng lực lượng chức năng”. Các đối tượng bị bắt giữ chủ yếu là người chở thuê chứ không phải là chủ hàng. Do vậy, công tác điều tra, triệt phá tận “hang ổ” rất khó khăn. “Theo quy định, chúng tôi chỉ phạt hành chính. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 15 triệu đồng, tùy thuộc số lượng gà vận chuyển trên xe”, ông Trung nói. Khi bắt được gà lậu, việc xử lý cũng là một vấn đề nan giải. Theo quy định sau khi bắt được gà, phải cách ly chúng khoảng 15 ngày. Gà tốt thì được bán, gà bệnh phải tiêu hủy. Nhưng trên thực tế, khi bắt được gà không rõ nguồn gốc, phải kết hợp với quản lý thị trường tiến hành tiêu hủy. “Vì bên họ mới có kinh phí để chi trả cho việc này. Chi phí mỗi lần tiêu hủy lên tới cả trăm triệu đồng”, ông Trung nói. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã