Học tập đạo đức HCM

Tăng viện phí: Khó triển khai đúng hạn

Thứ tư - 27/06/2012 05:24
Liên bộ Tài chính, Y tế và BHXH Việt Nam đã dự tính bắt đầu từ ngày 1-7-2012 sẽ thực hiện quyết định tăng viện phí (VP). Thế nhưng tới nay, nhiều BV vẫn chưa thể hoàn thiện bảng kê giá VP mới. Hoặc có BV đã hoàn thành nhưng chưa thể đưa vào thực hiện được vì còn phải chờ sự thẩm định, phê duyệt của Hội đồng nhân dân các tỉnh.
Cách tính VP dường như chưaminh bạch
 
Theo Quyết định 04 của Bộ Y tế, mức VP mới đáng lý có hiệu lực từ thời điểm ngày 1-5. Nhưng do thời gian quá gấp, BV kêu khó thực hiện và tránh những cú sốc cho người dân, cuối cùng Bộ Y tế đã phải lùi thời hạn tăng VP sang đầu tháng 7. Trên cơ sở đó, nhiều BV tại các địa phương trong cả nước hoàn thiện bản kê mức viện phí để trình Hội đồng nhân dân các tỉnh. Các BV căn cứ vào giá điện, nước, vật tư tiêu hao... tính toán chi phí thực để đề xuất mức giá mới. Các BV hạng 1, hạng 2 sẽ họp riêng và đưa ra bảng giá phù hợp cho phân hạng của mình.
 
Theo tính toán của Bộ Y tế, mỗi lượt khám cho BN, BHYT chỉ trả 3.000 đồng. Nay công khám bệnh sẽ điều chỉnh từ 3.000 đồng/lượt lên 20.000 đồng (tuyến Trung ương); 15.000 đồng (tuyến tỉnh), 10.000 đồng (tuyến huyện) và 5.000 đồng (ở trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực chưa phân hạng). Tuy nhiên trên thực tế, con số này không hề "khớp”, nhất là ở các BV tuyến trung ương như BV Việt Đức, Bạch Mai (Hà Nội). Cụ thể, tại BV Bạch Mai, giá khám bệnh thông thường là 30.000 đồng/lượt. Một BN đang khám ở Bạch Mai chia sẻ, mỗi lần đi KCB, dù bệnh nhẹ nhất như nhức đầu sổ mũi thì đã phải chi ít nhất vài trăm ngàn đồng, lấy đâu ra giá khám bệnh vài nghìn đồng. Chỉ riêng sổ khám tôi vừa mua đã 3.000 đồng. Muốn được bác sĩ khám bệnh thì phải mua phiếu khám (có hóa đơn riêng) cũng mất 30.000 đồng/lượt khám. Siêu âm ổ bụng là 50.000 đồng, trong khi giá hiện hành Bộ Y tế quy định là 20.000 đồng/lượt... Đó là chưa kể, những người đăng ký khám tự nguyện thì nguyên chi phí tiền khám ban đầu là 120.000 đồng/lượt. Về điều chỉnh giá giường bệnh, hiện nay tại các chuyên khoa đặc biệt là 20.000 đồng/ngày, còn thông thường từ 10.000 - 18.000 đồng/ngày. Sau khi điều chỉnh, các giường nội khoa (trước đây là từ 1.500 đến 10.000 đồng) dự kiến sẽ tăng lên từ 20.000 đến 80.000 đồng, tùy điều kiện trang bị. Với 220 dịch vụ được rà soát điều chỉnh sẽ có khoảng 70% dịch vụ tăng giá dưới 5 lần.
 
Theo quy định, các địa phương căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân, tỉ lệ tham gia BHYT để đề xuất mức VP phù hợp, tránh hiện tượng đề xuất VP vượt khung để được phê duyệt theo mức kịch trần trong khung, trong khi điều kiện người dân tại địa phương còn khó khăn. Tuy nhiên, vì VP là "nguồn sống” của các BV nên khó có thể hy vọng quá nhiều vào sự minh bạch dù cho lần kê khai này có được giám sát chặt chẽ.
 
Giám sát chặt chẽ việc tăng viện phí
 
Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế là đòi hỏi thực tế, sẽ tác động đến một số đối tượng trong xã hội.
 
Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, cho rằng, vì có sự chênh lệch giữa các tuyến điều trị, nên trước mắt BHYT và Bộ Y tế sẽ phối hợp với UBND các tỉnh thành lập hội đồng thẩm định giá VP, thực hiện tư vấn giám sát để đảm bảo không để xảy ra tình trạng các BV ào ào đưa ra mức giá kịch khung, vựợt trần. Theo nhận định của các chyên gia y tế, các địa phương phải "kìm cương” các BV. Vì việc tăng VP lần này nếu không được rà soát và thẩm định kỹ càng sẽ có thể vô tình tiếp tay cho BV "chặt chém” BN. Cụ thể, ngoài một số các loại dịch vụ tiền khám, tiền giường đã phân tuyến sẽ được thu đúng theo giá quy định, riêng các dịch vụ kỹ thuật đặc biệt thì các BV đều đề xuất mức thu kịch trần. Điều đáng nói là hầu hết các dịch vụ, kỹ thuật đặc biệt này đều có ghi chú riêng như "Tiền giá chưa bao gồm các vật tư chuyên dụng dùng để can thiệp”, qua đó đã tạo "kẽ hở” để nhiều BV có thể vin vào cớ này để đề xuất mức thu kịch trần thậm chí là vượt trần theo khung giá.
 
Đến thời điểm này, hầu hết BV đã kê khai giá VP mới nhưng vẫn cầm chừng nghe ngóng. Ông Phạm Lương Sơn đánh giá: Hầu hết các BV đã bàn bạc xong với BHXH tỉnh về cơ bản thống nhất bảng kê giá mới và chuẩn bị trình Hội đồng nhân dân tỉnh chờ phê duyệt, nhưng duyệt hay không còn phải chờ "hậu kiểm” của Hội đồng nhân dân tỉnh. Như vậy, sớm nhất phải cuối tháng 7 đầu tháng 8 khung giá VP mới tại các BV mới có thể được áp dụng.
 
Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn khẳng định, lần nâng giá VP này sẽ được giám sát chặt chẽ. Bộ cũng sẽ đưa ra các quy định chi tiết rõ ràng để hậu kiểm, nhằm kiểm soát giá VP sát với thực tế, tránh việc lấy cớ tăng VP để tăng giá dịch vụ tràn lan.
Theo daidoanket

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,014,017
  • Tổng lượt truy cập91,077,410
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây