Nhiều cách làm hay
Gia đình ông Đồng Văn Đệ, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, Mỹ Đức đang nuôi hơn 100 con lợn thịt và 10 lợn nái. “Mùa Hè năm 2017, do nắng nóng quá kéo dài làm cả đàn lợn sắp xuất chuồng đột ngột bỏ ăn, khiến tôi phải bán tháo và thua lỗ mấy chục triệu đồng” - ông Đệ nói.
Chuồng chăn nuôi bò sữa được lắp hệ thống phun sương để làm mát. Ảnh: Phương Nga
Rút kinh nghiệm, năm nay, ngay từ đầu Hè, ông Đệ đã đầu tư gần chục triệu đồng để sửa chữa mái chuồng và lắp giàn phun sương trên mái để chống nóng cho lợn. Để lợn sinh trưởng, phát triển tốt, không bị bệnh, những ngày nhiệt độ cao ông Đệ bật giàn phun nước làm mát mái chuồng cả ngày. Vào mùa gặt, ông còn lấy rơm phủ lên mái để giảm nhiệt độ cho chuồng nuôi. Cùng với đó, trong mỗi ô chuồng đều lắp máng uống nước tự động để kịp thời cung cấp nước cho đàn lợn.
Trang trại chăn nuôi gà của anh Nguyễn Văn Lâm, thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai cũng được đầu tư hệ thống làm mát bài bản. Anh lắp điều hòa và quạt thông gió tạo cho chuồng nuôi thoáng mát. Bên cạnh các biện pháp chống nóng, anh còn dùng chế phẩm sinh học xử lý chuồng nuôi, thường xuyên dọn sạch phân gà để không làm tăng nhiệt độ trong chuồng, loại bỏ nguy cơ dịch bệnh. Ngoài ra, anh còn chuyển thời gian ăn cho đàn gà vào lúc sáng sớm hoặc ban đêm để gà ăn được nhiều hơn. Bổ sung vào khẩu phần ăn của gà các vitamin, chất điện giải, canxi… để tăng sức đề kháng.
Vào cuộc đồng bộ
Bên cạnh sự chủ động của người dân, thời gian qua, các cơ quan chuyên môn trên địa bàn TP đã thực hiện đồng bộ các giải pháp chống nắng, nóng cho đàn gia súc gia cầm. Đối với giải pháp chuyên môn, Chi cục Thú y tập trung chỉ đạo triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng cho vật nuôi. Phối hợp với các ngành tập huấn cho các hộ chăn nuôi cải tạo, nâng cấp hệ thống chống nóng trong chuồng nuôi.
Đồng thời giao Trạm Thú y huyện, thị xã cũng có văn bản hướng dẫn và cử cán bộ xuống các cơ sở để trực tiếp hướng dẫn các biện pháp chuyên môn kỹ thuật về chống nóng cho đàn gia súc, gia cầm. Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, thời tiết oi bức mùa Hè khiến cho gia súc, gia cầm suy giảm sức đề kháng, các loại dịch bệnh như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, cúm A/H7N9… dễ dàng phát sinh và lây lan. Do đó, bên cạnh những biện pháp chống nóng cho vật nuôi, người chăn nuôi nên chú ý bổ sung thêm nước uống, có chế độ ăn hợp lý, thực hiện chăn thả vật nuôi vào những thời điểm mát mẻ.
Chủ động tiêm phòng định kỳ, phun thuốc sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng để tránh các loại vi khuẩn gây xâm nhập. Tại cấp cơ sở, nói về công tác bảo vệ đàn gia súc mùa nắng nóng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Quang Thắm cho biết: “Huyện phối hợp với các đơn vị chuyên môn mở các lớp tập huấn, hướng dẫn bà con cách chăm sóc gia súc, gia cầm, chủ động chống nóng và thường xuyên kiểm tra, theo dõi vật nuôi để có những phương án kịp thời phòng chống dịch bệnh có thể xảy ra trong mùa Hè”.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan liên quan, nên dù Hà Nội liên tiếp có nhiều đợt nắng nóng kéo dài song tình hình dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn TP vẫn được đảm bảo ổn định, không có dịch lớn xảy ra.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã