Học tập đạo đức HCM

Gà nội “lên ngôi”

Thứ ba - 16/04/2013 03:36
Cúm H7N9 đang hoành hành tại Trung Quốc và có những diễn biến phức tạp, gây nhiều lo ngại. Bộ NN&PTNT đã có công điện khẩn về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các tỉnh phía Bắc. Các cơ quan chức năng vào cuộc rầm rộ, cuộc chiến chống gà lậu đang có chuyển biến tích cực. Bằng chứng là, đến nay hầu như gà thải loại nhập lậu (gà trọc đầu) đã vắng bóng tại các chợ trên địa bàn Hà Nội. Gà trong nước bắt đầu có chiều hướng tăng giá hơn so với trước.

 

 

 
 
Vắng bóng gà lậu, gà thải loại trong nước được ưa chuộng tại chợ Hà Vĩ. (Ảnh: Nguyễn Thanh)
 
 

Hết “gà trọc đầu”


Ngay sau công điện khẩn của Bộ NN&PTNT vài ngày, chúng tôi tìm về chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) để kiểm chứng thực hư. Không nằm ngoài dự đoán, khu vực trước đây vẫn ngày ngày tấp nập xe cộ, mua bán, ăm ắp những kiot gà thải loại lậu Trung Quốc thì nay im ắng hẳn.


Hiện nay, công tác kiểm soát gà lậu tại chợ Hà Vĩ diễn ra khá chặt chẽ. Ở cổng chợ luôn có lực lượng Thú y đóng chốt kiểm dịch kiểm soát gà thải loại về chợ. Chị Xuân, một tiểu thương chuyên buôn bán gà lậu tại chợ Hà Vĩ cho biết, do siết chặt kiểm soát nên lượng gà lậu về chợ đã vắng hẳn. Hiện nay, buôn bán tại chợ chủ yếu là loại gà mía thải loại được nhập về từ các trại gà ở Đông Anh.

 

Tại Hội nghị giao ban báo chí của Thành ủy Hà Nội mới đây, bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, vừa qua lực lượng chức năng đã kiểm tra khoảng 100 vụ vận chuyển và thu giữ hàng chục tấn gà nhập lậu vào Việt Nam. Còn tại chợ Hà Vĩ, gà thải loại nhập lậu về cơ bản đã được kiểm soát. Riêng với chợ Hà Vĩ, các cơ quan chức năng đã nhận được thông tin ở chợ đầu mối này vẫn xuất hiện loại gà thải loại giống như gà thải loại nhập lậu nhưng qua kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm, Chi cục Thú y đã xác định đây là gà thải loại từ trong nước, có cùng giống với gà nhập lậu nhưng không phải gà thải loại nhập lậu. Gà thải loại trong nước đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, không có các chất độc hại như xét nghiệm trên gà nhập lậu.

 


Theo bà Mai, “gà đầu trọc” nhập tại các vùng biên giới Trung Quốc có giá chỉ khoảng 10.000 đồng/kg, trong khi về tới các chợ trên địa bàn Hà Nội giá thường bán được ở mức trên 60.000 đồng/kg. Tính ra lợi nhuận chỉ đứng sau so với buôn ma túy. Bởi vậy, các đối tượng kinh doanh thường dở nhiều mánh lới, tìm mọi cách để đưa gà lậu về Hà Nội. Lực lượng chức năng ở Hà Nội vẫn đang quyết tâm ngăn chặn, kiểm soát để không ảnh hưởng tới nền chăn nuôi trong nước cũng như sức khỏe của người dân khi ăn thịt gà thải loại nhập lậu.


Gà nội tăng giá


Theo ghi nhận của chúng tôi, gia cầm nhập lậu được kiểm soát chặt chẽ hơn, không còn bị “gà trọc đầu” lấn sân nữa nên giá gà trong nước đã dần tăng.     
      Tổng cục Hải quan vừa có công văn số 1870/TCHQ-ĐTCBL yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lí nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các cửa khẩu. Các đơn vị Hải quan xác định rõ phương thức, thủ đoạn, đường dây, ổ nhóm, đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn để chủ động xây dựng kế hoạch, đấu tranh có trọng điểm, hiệu quả; Vận động quần chúng nhân dân không tham gia tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.

 


Bà Phạm Thị Oanh, chủ trại gà thịt tại xã Đồng Tĩnh (Tam Dương, Vĩnh Phúc) cho biết, mấy ngày hôm nay, giá gà xuất chuồng đang nhích dần lên. Trước đây, gà lông màu, lái buôn bắt tại chuồng với giá khoảng 50.000/kg thì hiện nay đã tăng đang ở mức trên 55.000 đồng/kg. Giá gà lông trắng xuất chuồng cũng tăng thêm 3.000 đồng/kg, lên 33.000 đồng/kg. Với mức giá mới nhích lên, người chăn nuôi cũng chỉ lãi tương đối ít, khoảng 2.000 đồng/kg. Tuy nhiên, việc tăng giá như thế này đang là tín hiệu vui, giúp người chăn nuôi thoát cảnh thua lỗ triền miên. “Giá gà trong nước thường lên xuống bấp bênh. Hễ gà nhập lậu về nhiều là giá gà trong nước giảm, chúng tôi lại thấp thỏm sợ thua lỗ. Trước đây, nhiều người không cầm cự được đã phải “treo” chuồng. Bởi thế, chúng tôi rất hy vọng gà lậu được kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn để có thể yên tâm làm ăn”, bà Oanh chia sẻ.


Không chỉ gà nuôi tại chuồng, dịp này, gà thải loại trong nước cũng tăng giá khá mạnh. Tại chợ gia cầm Hà Vĩ, gà mía thải loại trong nước đã thay thế cho loại “gà trọc đầu” nhập lậu suốt thời gian qua. Chị Hoa, một tiểu thương chuyên kinh doanh gà thải loại tại chợ Hà Vĩ cho biết: Trước kia, khi gà lậu Trung Quốc tràn ngập chợ, giá gà thải loại trong nước cũng chỉ tương đương loại gà này, khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg. Hiện tại, gà thải loại trong nước đã tăng thêm khoảng 10 giá nữa, lên 80.000 đồng/kg. Nếu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ gà nhập lậu thì có thể thời gian tới, giá gà thải loại nội còn tăng thêm nữa. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay, tại các chợ Hà Nội, giá gà lông và gà thịt cũng đang nhích dần lên. Hiện, gà lông màu, gà ta thả vườn giá tăng khoảng 2.000 - 4.000 đồng/kg, còn thịt gà cũng nhích lên khoảng 5.000 đồng/kg.

 

Hà Nội kiểm soát chặt gia cầm nhập lậu


Ngày 10-4-2013, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ban hành Công điện số 05/CĐ- UBND, yêu cầu các sở, ngành xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A (H7N9) ở người nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn dịch lây lan. Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhiễm chủng vi rút cúm A (H7N9), Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Giám đốc Sở Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Công an TP.Hà Nội, Chủ tịch các quận, huyện, thị xã kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm các cấp; xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ở người nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn dịch lây lan.
Tại Công điện, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các ngành có liên quan tăng cường giám sát, ngăn ngừa gia cầm nhập lậu. Đẩy mạnh các hoạt động quản lý mua bán gia cầm, nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.

 

Nguồn: Báo Hải quan

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập568
  • Hôm nay71,814
  • Tháng hiện tại776,927
  • Tổng lượt truy cập90,840,320
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây