Lượng phát thải rất lớn
ĐBSCL có diện tích đất trồng lúa 1,85 triệu ha, hàng năm sản xuất hơn 50% sản lượng lương thực của cả nước và cung cấp hơn 92% sản lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, sản xuất lúa là nguồn phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tại Việt Nam, ngành nông nghiệp tạo ra khoảng 43% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (khoảng 65/150 triệu tấn CO2 mỗi năm). Trong đó, khu vực trồng lúa nước có lượng phát thải lại chiếm tỷ trọng cao nhất 57%.
Theo TS Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia: “Thực trạng sản xuất lúa hiện nay là giá thành sản xuất lúa cao hơn giá bán thị trường nên lợi nhuận thu được rất thấp do chi phí đầu tư quá cao cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và lao động. Tập quán sản xuất lúa truyền thống gây ra lượng phát thải lớn, đặc biệt là khâu tưới nước ngập thường xuyên, bón phân quá nhiều và mất cân đối”.
Giảm chi phí, tăng hiệu quả
Tại diễn đàn, các đại biểu, nhà khoa học đề xuất một số định hướng như: Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến theo hướng tiết kiệm nước và chi phí đầu vào; thu gom, tái sử dụng và xử lý triệt để rơm rạ nhằm hạn chế tối đa việc đốt, vùi gây phát thải khí nhà kính và gây ô nhiễm môi trường; ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...
TS Chu Văn Hách – Trưởng bộ môn Phân bón và kỹ thuật canh tác, Viện Lúa ĐBSCL, đề xuất: “Để thực hiện mục tiêu giảm phát thải, một số biện pháp kỹ thuật được khuyến cáo như: Sử dụng chất điều tiết quá trình chuyển hóa, thay đổi dạng đạm, sử dụng hiệu quả phế phẩm nông nghiệp, sản xuất khí sinh học, ứng dụng kỹ thuật tưới theo nông-lộ-phơi, quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù, ứng dụng giải pháp “3 giảm 3 tăng”, canh tác tối thiểu, chuyển đổi cơ cấu sản xuất”.
PGS-TS Mai Thành Phụng – nguyên Trưởng Bộ phận Thường trực tại Nam Bộ (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) đã giới thiệu kỹ thuật canh tác lúa theo “1 phải 6 giảm” ở ĐBSCL, tiết kiệm nước và ứng phó biến đổi khí hậu. “1 phải” là sử dụng dụng giống xác nhận, “6 giảm” là: Giảm lượng giống, giảm bón thừa phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm tưới nước, giảm thất thoát sau thu hoạch và giảm khí thải nhà kính.
Nguồn: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã