Học tập đạo đức HCM

Gỡ khó cho “tàu 67” vươn khơi

Chủ nhật - 06/08/2017 09:58
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác biển, gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển đảo, đặc biệt là triển khai Chiến lược Biển Việt Nam và nhiều chính sách về đầu tư, bảo hiểm, ưu đãi thuế, đào tạo dạy nghề, tín dụng…, trong đó có Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) và Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67 đã hỗ trợ tích cực cho ngư dân, góp phần hình thành nên những đội tàu lớn hiện đại ra khơi bám biển ở những vùng biển xa.
Đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank luôn là ngân hàng trụ cột trong việc triển khai cho vay theo Nghị định 67, tích cực đưa các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đến với nông dân và ngư dân.
 
Nỗ lực trong triển khai thực hiện chính sách phát triển thủy sản
 
Nhận thức được tầm quan trọng của Nghị định 67, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22/2014/NHNN-TT (Thông tư 22) hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67, Agribank đã ban hành nhiều văn bản về cho vay theo Nghị định 67 nhằm khuyến khích ngư dân bám biển, tổ chức lại nghề cá, tái cơ cấu ngành thủy sản, khai thác xa bờ đúng với lợi thế từng địa phương, đồng thời triển khai kế hoạch hỗ trợ cho những hộ có đủ điều kiện vay vốn đóng tàu vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế.
 
 
 Agribank tích cực đưa các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đến với nông dân và ngư dân
 
Agribank là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên triển khai cho vay theo Nghị định 67 của Chính phủ. Agribank cam kết sẵn sàng dành nguồn vốn 5.000 tỷ đồng cho chương trình này. Tính đến tháng 6/2017, Agribank đã triển khai cho vay trên địa bàn 26 tỉnh ven biển. Hiện nay, số khách hàng vay vốn theo Nghị định 67 của Agribank là 549 khách hàng; cho vay đóng mới và nâng cấp là 505 tàu, trong đó đóng mới tàu dịch vụ hậu cần là 87 tàu, tàu khai thác là 330 tàu và nâng cấp là 88 tàu; có 227 tàu công suất máy chính từ 400CV-800CV và 278 tàu công suất máy chính trên 800CV; có 118 tàu vỏ thép, vỏ gỗ 342 tàu và 45 tàu vỏ composite. Tổng số tiền cam kết theo hợp đồng tín dụng là 4.531 tỷ đồng, với dư nợ 3.836 tỷ đồng, trong đó 11 tỷ đồng là vốn lưu động. Tổng số tiền Agribank đã thực hiện cấp bù lãi suất cho khách hàng đến 31/12/2016 là 82.3 tỷ đồng, số phát sinh 06 tháng đầu năm 2017 là 90,4 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế đến 30/6/2017 là 172,7 tỷ đồng, không tính số dự thu hỗ trợ lãi suất.
 
 
Nghị định 67 là “cú hích” để Agribank phát triển mạnh hơn nữa trong đầu tư vào nông nghiệp, từng bước hiện đại hóa ngành nghề thủy hải sản
 
Tại nhiều địa phương, Agribank là ngân hàng tích cực nhất trong việc cho vay đóng tàu theo Nghị định 67. Tại Thừa Thiên - Huế, 11 tàu được phê duyệt vay theo Nghị định 67 là vay của Agribank. Tại Quảng Trị, hầu hết tàu 67 đã được phê duyệt phương án vay vốn đều vay của Agribank (83 tàu). Tại Thanh Hóa, nhiều năm nay, Agribank đã tập trung nguồn vốn tín dụng cho phát triển thủy sản theo hướng khép kín từ khâu cải hoán, nâng cấp tàu thuyền, trang bị các phương tiện đánh bắt,... cho đến khâu thu mua, chế biến, xuất khẩu hải sản...
 
Tại Bình Thuận, Agribank đã ký hợp đồng tín dụng và giải ngân theo tiến độ cho 96 tàu với số tiền 666,3 tỷ đồng trên tổng số tiền cam kết cho vay là 732,08 tỷ đồng. Theo góc độ ngành nghề kinh doanh thì có 31 tàu đóng mới làm dịch vụ hậu cần nghề cá, 59 tàu đóng mới và 5 tàu nâng cấp khai thác hải sản xa bờ. Các tàu trên thuộc về địa bàn các huyện Tuy Phong, Phú Quý, thị xã Lagi và thành phố Phan Thiết nhưng tập trung chủ yếu tại huyện đảo Phú Quý với tổng số 56 tàu… Và còn nhiều địa phương ven biển khác trên cả nước. Có thể nói, Nghị định 67 thực sự là “cú hích” để Agribank phát triển mạnh hơn nữa trong đầu tư vào nông nghiệp, nhất là thủy sản, từng bước hiện đại hóa ngành nghề thủy hải sản.
 
Sau hơn 3 năm thực hiện, Nghị định 67 đã và đang phát huy hiệu quả là làm thay đổi bộ mặt các địa phương vùng ven biển về kinh tế, xã hội; từ nguồn vốn vay của Agribank đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại các địa phương ổn định cuộc sống, tạo ra những tài sản lớn; ngư dân bám biển nhiều hơn trên những con tàu công suất lớn, vừa có điều kiện làm giàu chính đáng, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
 
Còn đó những khó khăn…
 
Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản là một chương trình hỗ trợ với nhiều chính sách đồng bộ nhằm phát triển thủy hải sản, nâng cao hiệu quả khai thác đánh bắt, hiện đại hóa nghề cá. Tuy nhiên, trên thực tế khi triển khai còn tồn tại nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, cụ thể: một số địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính quyền địa phương do chưa phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cơ quan đăng kiểm…). 
 
Nghị định 67 quy định chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế giá trị gia tăng là tàu được đóng mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên. Theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính quy định chủ tàu đánh bắt xa bờ thuộc đối tượng không chịu VAT. Do vậy, đơn vị đóng tàu xuất hóa đơn cho chủ tàu không có VAT, thực tế chủ tàu đã đóng VAT để mua nguyên liệu, thiết bị, ngư lưới cụ hình thành lên con tàu, điều này đã trực tiếp nâng giá thành đóng tàu cho ngư dân làm cho ngư dân gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, một số chính sách liên quan như đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được triển khai dẫn đến cảng cá nhiều địa phương chưa phù hợp với việc neo đậu các con tàu lớn. Ngư dân chưa được đào tạo do thiếu chính sách hỗ trợ, thiếu kinh nghiệm đánh bắt xa bờ và vận hành tàu công suất lớn.
 
 
Trên thực tế khi triển khai Nghị định 67 còn tồn tại nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ 
 
Tại một số địa phương còn thiếu các cơ sở đóng tàu cá hoặc cơ sở đóng tàu chưa đủ điều kiện để đóng mới và cải hoán tàu cá cỡ lớn theo yêu cầu của Thông tư số 26/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/8/2014, khách hàng phải đi sang địa phương khác tìm cơ sở đóng tàu nên việc đóng tàu gặp nhiều khó khăn trong giám sát thi công. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao cho Sở Nông nghiệp các tỉnh ban hành mẫu thiết kế và bảng khái toán của tàu vỏ gỗ và vật liệu mới nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn còn có địa phương chưa ban hành dẫn tới khó khăn đối với việc thẩm định cho vay của Ngân hàng.
 
Hơn nữa, việc kiểm soát hoạt động tàu cá cho vay theo Nghị định 67 gặp nhiều khó khăn, vì lợi nhuận nên nhiều ngư dân đã sử dụng tàu chưa thực sự đúng mục đích và phạm vi hoạt động thậm chí cho thuê lại dẫn đến rủi ro lớn và việc xử lý nợ gặp rất nhiều khó khăn. Tại các địa phương, một số ngư dân coi việc cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 là chính sách tài trợ không hoàn lại của Chính phủ, do vậy nhiều ngư dân không chú trọng tính toán hiệu quả phương án mà tìm mọi cách vay vốn theo chương trình này, kể cả qua trung gian, cò mồi. Theo phản ánh tại một số địa phương ven biển, khâu thẩm định của ngân hàng đối với hồ sơ vay vốn của ngư dân còn chậm hoặc không được chấp thuận cho vay. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu của những bộ hồ sơ vay vốn bị từ chối là khách không có đủ điều kiện vay vốn hoặc một số nguyên nhân khác như: không có vốn đối ứng, không chứng minh được nguồn vốn đối ứng; còn nợ xấu, kinh doanh không hiệu quả, hoạt động kinh doanh 2 năm liền thua lỗ, năng lực tài chính yếu.
 
 
Agribank chung tay vì ngư dân 4 tỉnh miền Trung vượt qua khó khăn, sớm ổn định đời sống và sản xuất
 
Hiện nay, một số tỉnh ven biển miền Trung bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường biển dẫn tới tàu cá đánh bắt gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm đánh bắt do không bán được cho người tiêu dùng hoặc bị tư thương ép giá. Nhìn từ sự cố môi trường biển xảy ra đầu tháng 4/2016 tại 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế có thể thấy, sau bà con ngư dân và nhân dân các tỉnh, Agribank chính là tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng hàng đầu bởi sự cố này. Theo thống kê, tổng dư nợ cho vay của Agribank tại 4 tỉnh này là hơn 27.000 tỷ đồng, đã có 6.850 khách hàng với dư nợ hơn 1.000 tỷ đồng bị thiệt hại và hàng chục ngàn khách hàng bị ảnh hưởng do hiện tượng cá chết hàng loạt; chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của ngư dân nên khó khăn trong việc trả nợ vay của khách hàng.
 
Cụ thể, tại Thừa Thiên Huế, sự cố môi trường gây thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng, gần 3.000 tàu thuyền bị ảnh hưởng khi chịu cảnh nằm bờ. Agribank Thừa Thiên - Huế đã thực hiện miễn giảm lãi cho các hộ vay bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp; cơ cấu lại nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ gốc, lãi nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ổn định tài chính, đồng thời cho vay mới khi khách hàng chuyển đổi ngành nghề. Theo đó, Agribank Thừa Thiên - Huế đã hỗ trợ, khắc phục hậu quả do thủy hải sản chết bất thường đối với 330 khách hàng, dư nợ bị thiệt hại 13.860 triệu đồng...
 
Ngoài ra, việc đánh bắt ngoài khơi luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như bị bắt giữ khi đánh bắt trong vùng quốc tế, gặp tai nạn trên biển do nguyên nhân khách quan (sóng to, gió lớn, tai nạn đường thủy…), rủi ro về thuyền viên bị nạn trong quá trình vận hành tàu, thua lỗ do sản lượng hải sản, dòng hải lưu… 
 
Chung tay gỡ khó cho ngư dân
 
Trong quá trình triển khai cho vay theo Nghị định 67, nếu ngân hàng không thẩm định chặt chẽ, xác định đúng đối tượng khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. Ngoài ra, Agribank đã kịp thời nắm bắt những khó khăn vướng mắc, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tháo gỡ, đẩy mạnh cho vay, hướng tới mục tiêu hiện đại hóa tàu cá do Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, đây là một chính sách lớn, quan trọng trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; do đó, để giải quyết các khó khăn cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của các địa phương, các bộ ngành để triển khai các chính sách hỗ trợ ngư dân, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân tham gia chương trình phát triển thủy sản theo Nghị định 67; tích cực phối hợp, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong các vấn đề liên quan đến đăng kiểm, thẩm định kỹ thuật của tàu cá, kiểm soát lộ trình các chuyến đi biển để nâng cao hiệu quả cho vay.
 
Ngoài ra, cần hướng dẫn kịp thời việc thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu đóng mới trong năm 2017 và các năm tiếp theo. Chính quyền các địa phương đẩy nhanh tiến độ phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 67. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67 để người dân biết và có trách nhiệm khi tham gia, chú trọng đến hiệu quả đầu tư, sử dụng tàu cá đúng mục đích, nhằm hạn chế tối đa rủi ro.
 
 
 Agribank đã kịp thời tháo gỡ  khó khăn vướng mắc giúp ngư dân nâng cao hiệu quả khai thác, yên tâm bám biển
 
Hiện nay, việc khai thác thủy sản xa bờ và dịch vụ hậu cần thủy sản trên biển là ngành có rủi ro cao (do thiên tai, tình hình bất ổn trên biển Đông, vi phạm lãnh hải của các nước…); bên cạnh đó, tài sản bảo đảm cho khoản vay là chính con tàu nên khi rủi ro xảy ra (tàu bị chìm, bị bắt giữ…) khoản vay của Ngân hàng có nguy cơ khó thu hồi. Do đó, Agribank kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ Agribank xử lý các khoản vay vốn theo Nghị định 67 không thu hồi được.  
 
Để nguồn vốn ưu đãi của Nghị định 67 đến được với các ngư dân, Agribank tiếp tục bám sát địa bàn, cùng các chi nhánh trong hệ thống trên cơ sở tổng kết thực tiễn triển khai, đưa ra các đề xuất giải pháp có liên quan sát với tình hình. Thực tế, để Nghị định 67 đạt được hiệu quả, cần có những cơ chế rõ ràng về việc phối hợp giữa các ngành trong thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ. Đây là điều kiện giúp ngư dân nâng cao hiệu quả khai thác, yên tâm bám biển, vì thế, với những gì đã và đang phát sinh từ thực tiễn triển khai chính sách cho vay theo Nghị định 67, Agribank mong muốn các ngành chức năng sớm rà soát, tháo gỡ, đáp ứng những mong mỏi của ngư dân nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Có như vậy, mới ngày càng nhiều thêm ngư dân tại các tỉnh, thành phố biển của Việt Nam có cơ hội sở hữu những con tàu lớn ra khơi và phát huy hiệu quả.
 
Nhật Minh/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập224
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm202
  • Hôm nay46,888
  • Tháng hiện tại704,957
  • Tổng lượt truy cập90,768,350
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây