Học tập đạo đức HCM

Hảo 'gà giống' thành công nhờ áp dụng thành thục kỹ thuật thụ tinh nhân tạo

Thứ năm - 25/10/2018 19:56
Chật vật với đủ nghề mưu sinh, cuối cùng anh Nguyễn Văn Hảo (xóm Ngọc Tiến, xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) cũng tìm được cho mình một công việc ổn định ngay tại gia đình mà lại có thu nhập rất cao, đó là sản xuất gà giống.

Người dân gọi anh là Hảo "gà giống" và chỉ đường cho chúng tôi men theo những nương chè bát úp đến ngôi nhà khang trang và trang trại.

09-20-57_1
Mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất đã mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình anh Nguyễn Văn Hảo

Chủ nhân Nguyễn Văn Hảo có vóc dáng nhỏ nhắn, trong trang phục nông dân chính hiệu niềm nở tiếp đón. Vào chuyện, anh kể, năm 2000, anh xây dựng gia đình và được cha mẹ chia cho 2 sào lúa, 6 sào chè. Quần quật với ruộng nương, đồi bãi, lận đận mãi mà hai vợ chồng vẫn không có tích lũy để dựng nhà. Các loại chè giống mới, lúa giống mới đều được anh đưa vào trồng cấy nhưng với diện tích eo hẹp thì không thể có sản lượng và thu nhập lớn được.

Vậy nên, ngoài ruộng nương, anh còn ra thị trấn huyện làm thuê đủ thứ để có thêm thu nhập. Năm 2003, anh chuyển một phần diện tích nương chè sang chăn nuôi gà. Ban đầu, vợ chồng chăn nuôi gà thịt. Thấy nguồn thu tăng cao, anh chị chăn nuôi thêm cả vịt, ngan ngỗng.

Cũng là thời điểm chăn nuôi phát triển rộ nên nhu cầu con giống ở địa phương lên mạnh, anh lại chuyển sang sản xuất gà giống. Rồi chim cút giống. Toàn bộ diện tích trồng chè trước đây của gia đình được chuyển thành trại chăn nuôi.

Qua 10 năm gây dựng, vợ chồng anh Hảo đã xây dựng được một cơ ngơi khang trang với ngôi nhà mái thái bề thế giữa vùng rừng. Anh mua được xe tải để phục vụ vận chuyển thức ăn cho trang trại cũng như cho người dân kế cận.

09-20-57_2
Ảnh: Đ.V.T

Không dừng lại ở đó, năm 2013, anh Hảo chuyển đổi việc sản xuất gà giống từ phương thức cũ sang thụ tinh nhân tạo. Qua đài báo và thông tin trên mạng xã hội, anh tự mày mò và tìm hiểu cách thụ tinh nhân tạo cho đàn gà. Phải mất gần 2 năm, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo mới được anh thực hiện thuần thục.  

Thu nhập cao

Hiện trang trại của gia đình anh Hảo có 6.000 gà bố mẹ. Trong đó, gà hậu bị có 4.000 con. Với 2.000 gà bố mẹ đang đẻ trứng, anh Hảo chỉ nuôi có 50 gà trống. Nếu như làm gà giống theo cách cũ thì ít nhất phải cần ít nhất từ 200 - 250 gà trống.

Anh Hảo cho biết, ưu điểm của phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gà là hiệu suất trứng nở đạt cao, đến 90%. Trong khi nuôi đẻ truyền thống thì đã tốn đầu gà trống nhưng tỷ lệ trứng có phôi chỉ đạt 60 – 70%.

09-20-57_3
Ảnh: Đ.V.T

Gà mái được anh Hảo chọn là gà Lương Phượng, gà trống gồm các loại khác nhau như gà Hồ, Đông Tảo, gà chọi và gà Mía. Anh Hảo cho lắp hệ thống camera từ trại chăn nuôi đến khu vực lò ấp trứng để theo dõi các chỉ số.

Đến giờ thì vợ và 2 người con trai của anh cũng có thể thực hiện thuần thục các kỹ thuật chăn nuôi. Với 5 lò ấp trứng có quy mô 1,6 vạn quả trứng/lò, hiện mỗi ngày gia đình anh xuất bán từ 1.200 – 1.300 gà giống các loại. Theo giá trung bình ở thời điểm hiện tại là 13.000đ/con gà giống thì doanh thu của trang trại đạt xấp xỉ 15 triệu đồng/ngày. Anh Hảo cho biết, trừ hết các khoản đầu tư chi phí thì lợi nhuận được 7 triệu đồng/ngày.

Từ chối bộc bạch về cách thức thụ tinh nhân tạo cho gà nhưng anh Hảo sẵn sàng hướng dẫn bí quyết cho bất kể ai muốn học và tổ chức sản xuất. Anh cũng chia sẻ, nuôi gà giống thì kinh nghiệm về đảm bảo vệ sinh chuồng trại là yếu tố sống còn. Về dự định, anh sẽ tiếp tục mở rộng quy mô mà trước mắt là đầu tư xây dựng một nhà lạnh bảo quản trứng gà để nâng cao tỷ lệ trứng nở hơn nữa.
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm291
  • Hôm nay37,646
  • Tháng hiện tại943,748
  • Tổng lượt truy cập91,007,141
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây