Lão nông “khùng”
Những ngày cuối tháng 10, được sự chỉ dẫn của người dân chúng tôi tìm về trang trại của anh Trợ. Trên đồi cát trắng, lưa thưa những căn nhà nhỏ được xây dựng kiên cố, tiếng vịt, gà kêu làm cho đồi cát trắng trở nên sinh động, huyên náo cả một vùng vốn trước đây thường tĩnh lặng như tờ. Thấy khách đến, một người đàn ông dáng người nhỏ con, nước da ngăm đen ra đón và giới thiệu “tôi là Trợ”.
Năm 2014, từ bãi cát hoang hóa, anh Trợ mạo hiểm bỏ cả trăm triệu đồng đầu tư xây dựng hạ tầng, trồng cây khoanh vùng nuôi vịt đẻ.
Không chút e ngại, anh Trợ phấn khởi chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp. Năm 2014, từ bãi cát hoang hóa, anh mạo hiểm bỏ cả trăm triệu đồng đầu tư xây dựng hạ tầng, trồng cây khoanh vùng nuôi vịt đẻ.
Anh Trợ chia sẻ: Khi anh có ý định nuôi vịt trên cát, nhiều người bảo anh bị "khùng", vì ở đây chưa thấy ai nuôi vịt trên cát bao giờ. Nhưng anh nghĩ, vùng cát dễ thoát nước, dễ phân hủy các chất thải nên rất phù hợp để phát triển chăn nuôi, trong đó có nuôi vịt. Không thử sức làm sao biết thành công. Những ngày đầu khởi nghiệp anh chỉ mua 500 con vịt giống ở Phú Xuyên (Hà Nội). Sau 4 năm giờ đây đàn vịt của anh Trợ đã tăng lên 4.000 con vịt siêu trứng và đã chứng minh cho cái sự "khùng" của mình là có cơ sở.
Nuôi vịt trên cát nóng, để vịt thích nghi được môi trường sống anh trợ xây thêm 1 số bể nước để cho vịt chơi, tắm rửa..
Anh Trợ sử dụng các bãi cát đã trồng cây có bóng mát để làm trại chăn nuôi vịt. Khi trời nắng nóng, vịt sẽ được che mát bởi các tán lá cây. Ngoài ra, anh xây một bể chứa nước có diện tích khoảng 10 m2 để cho vịt bơi lội và uống nước.
Biến bãi cát trắng “hoang hóa” thành tiền tỉ
Gần 4 năm nay, đều đặn cứ 2 ngày ông Trần Hữu Xuân (thương lái) lại đến trang trại của anh Trợ lấy trứng một lần. Trao đổi với Dân Việt, ông Xuân chia sẻ: “Cứ 2 ngày tôi lại lấy của anh Trợ 5.000 quả trứng để nhập sang Lào bán. Tôi đã hơn 20 năm trong nghề, nhưng mô hình nuôi vịt trên cát của anh Trợ có lẽ là lần đầu tiên tôi thấy. Qua quá trình mua trứng của gia đình anh, tôi thấy việc nuôi vịt trên cát ít dịch bệnh hơn hẳn. Môi trường thoáng mát, sạch sẽ”.
Để tránh nắng cho vịt thì ngoài việc xây dựng bể nước thì anh Trợ còn trồng thêm cây trên cát nhằm tạo bóng cho vịt
Chia sẻ về vịt nuôi trên cát đạt giá trị kinh tế cao, anh Trợ cho vịt ăn các loại lúa, ngô, khoai, sắn ở dạng thô. Nhờ đảm bảo về các yếu tố kỹ thuật nên vịt anh Trợ chỉ nuôi 2,5 tháng đã đẻ trứng (bình thường để vịt đẻ phải hơn 3 tháng sau khi nuôi).
Lợi thế của nuôi vịt trên cát là về kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh đơn giản hơn vì có khoảng không thoáng đãng. Vì thế, đàn vịt của anh Trợ phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ đẻ đạt 85%, bình quân mỗi ngày cho thu hoạch 3.000 quả trứng. Trừ chi phí, mỗi năm, gia đình anh thu lãi khoảng 100 - 150 triệu đồng từ tiền bán trứng vịt.
Ông Nguyễn Văn Bằng - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn cho biết: Vùng Bàu Trằm Nậy ỏ xã Thạch Văn trước đây là một bãi cát trắng hoang hóa lâu năm. Để tránh hoang mạc hóa, cũng như tạo điều kiện giúp người dân trong sản xuất, năm 2011, xã Thạch Văn đã cho một số hộ dân mượn đất trồng keo và phi lao. Sau khi cây keo và phi lao phát triển từ 2 năm tuổi trở lên thì nghề chăn nuôi gia cầm ở đây bắt đầu phát triển mạnh. Tuy nhiên, mô hình nuôi vịt trên cát thì chỉ duy nhất có anh Trợ "tạc" ra.
Chia sẻ về vịt nuôi trên cát đạt giá trị kinh tế cao, anh Trợ cho vịt ăn các loại lúa, ngô, khoai, sắn ở dạng thô. Nhờ đảm bảo về các yếu tố kỹ thuật nên vịt của anh chỉ nuôi 2,5 tháng đã đẻ trứng...
Từ mô hình của anh Trợ cho thấy, nuôi vịt thích hợp với vùng biển ngang có nhiều bãi cát trắng đã được trồng cây bóng mát, có nguồn nước sạch, xa khu dân cư để bảo vệ môi trường. Với hình thức nuôi này, tiết kiệm được chi phí xây dựng chuồng trại, vốn đầu tư khá rẻ, mang lại thu nhập khá ổn định cho người nuôi.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã