Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng dành cho nông thôn

Thứ ba - 01/01/2013 02:05
Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động, chính vì vậy ngành ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong huy động và cho vay thương mại. Tuy nhiên theo thống kê, tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vẫn tăng trưởng tốt.

Chế biến tôm tại Công ty cổ phần Thực phẩm thủy sản xuất khẩu Cà Mau. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+).
Riêng tại Agribank-ngân hàng chủ lực cho vay nông nghiệp-nông thôn, dư nợ cho vay lĩnh vực này ước đến 31/12/2012 là 316.338 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 70% tổng dư nợ nền kinh tế; trong đó dư nợ hộ sản xuất và cá nhân ước 242 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,5% dư nợ nền kinh tế.

Hiệu quả từ đồng vốn vay

Trong thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp đã cho phải công nhân nghỉ việc hàng loạt hoặc doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, do không có đầu ra, sản phẩm tồn kho nhiều, rồi khó khăn trong tiếp cận vốn… Tuy nhiên, tại Công ty cổ phần Thực phẩm thủy sản xuất khẩu Cà Mau thời điểm này lại đang rất nhộn nhịp với hàng trăm công nhân làm việc miệt mài để kịp cho những hợp đồng xuất khẩu.

Ông Ngô Văn Phăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty tự hào dẫn chúng tôi đi xem quy trình khép kín sản xuất sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu. Theo ông Phăng, nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động được 7 năm, mỗi ngày, Công ty chế biến được từ 20-30 tấn sản phẩm với tổng kim ngạch xuất khẩu 60-70 triệu USD trong năm 2012. Hiện nay, Công ty có 4 nhà máy đều chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu, mỗi nhà máy có khoảng 800 công nhân.

“Để có được thành công ngày hôm nay, Agribank Cà Mau đã đồng hành cùng chúng tôi từ những ngày đầu tiên khi Công ty đi vào hoạt động. Mọi năm, Agribank Cà Mau cho Công ty vay 100 tỷ đồng với lãi suất 11% nhưng năm 2012, Công ty lại được vay thêm 50 tỷ đồng với lãi suất chiết khấu chứng từ,” ông Phăng cho biết.

Tiết lộ về lý do Công ty vẫn có thể vay được vốn thời gian qua trong khi nhiều doanh nghiệp và người dân khó tiếp cận, ông Phăng cho rằng, Công ty phải tự cơ cấu lại bằng cách tìm kiếm đối tác đầu tư và thị trường xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, hạn chế thấp nhất rủi ro, lựa chọn đơn hàng kỹ càng, sử dụng dòng vốn hợp lý…. 

Ông Phăng nhấn mạnh: “Doanh nghiệp chỉ tồn tại được khi có sự hỗ trợ từ phía ngân hàng. 70-80% doanh nghiệp sẽ phá sản nếu không tiếp cận được vốn vay.” 

Một mô hình khác cũng đang rất thành công tại huyện Năm Căn – Cà Mau, đó là hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản làm ăn rất hiệu quả vì nhờ nguồn vốn của Agribank.

Gia đình ông Tô Văn Châu, ấp Trại lưới A, xã Đất Mới, Năm Căn hiện có 4 ao nuôi tôm, mỗi ao khoảng 4.000m2. Ông mới vay của Agribank 350 triệu đồng để cải tạo ao và đầu tư các trang thiết bị lưới, quạt cho ao để nuôi tôm thẻ chân trắng.

Ông Châu cho biết, nếu không được vay vốn ngân hàng thì gia đình ông chỉ nuôi quảng canh truyền thống chứ không có tiền đầu tư vào máy móc. Mỗi năm, trừ vốn đầu tư vào con giống và chi phí khác, gia đình ông cũng thu về vài trăm triệu đồng.

Không chỉ riêng gia đình ông Châu, ở xã Đất Mới này có gần 270 hộ nuôi trồng thủy sản và đều rất khá, hiện nhiều gia đình đã mua được đất và nhà trên thành phố Cà Mau để tạo điều kiện cho con cái học hành. 
 
Ông Trần Hữu Cường, Phó Giám đốc Chi nhánh Agribank Cà Mau cho biết, hiện Chi nhánh đầu tư vốn cho hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản tính đến ngày 31/11 dư nợ cho vay lên tới 2.208 tỷ đồng (chiếm gần 50% tổng số vốn). Riêng lĩnh vực chế biển thủy hải sản ngân hàng cho vay 1.700 tỷ đồng (chiếm khoảng 60-65% vốn cho vay).

Ông Cường cho hay, do thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất này, cộng với thời tiết thuận lợi nên các hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản đều làm ăn hiệu quả. Chính vì vậy nguồn vốn của Agribank đầu tư vào đây cũng rất hiệu quả, nợ khó đòi rất ít.

Vẫn còn nhiều tiềm năng

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank cho biết, với Agribank, trong nhiều năm trước khi một số lĩnh vực khác có nhiều lợi nhuận thì Ngân hàng vẫn tiếp tục kiên trì bám trụ bơm vốn cho khu vực này.

Theo ông Bảo, đến thời điểm hiện nay, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng đạt khoảng 8%, nhưng riêng tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt khoảng 11,5%. Huy động vốn cũng tăng 16%, riêng mảng dân cư tăng khoảng 23%.

Dư nợ cho vay theo các chương trình cũng đều tăng trưởng tốt so với cuối năm 2011 như cho vay thu mua, chế biến xuất khẩu thủy sản, cho vay chăn nuôi.

Theo báo cáo của Agribank, tính từ năm 2010 đến 30/11/2012, dư nợ cho vay theo các chương trình như sau: Đối với cho vay lương thực, doanh số cho vay đạt gần 84 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ là 15.542 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2011. Tương tự như vậy, đối với chương trình cho vay thủy sản cũng tăng 15,4%; cho vay cà phê tăng 11,6% và đặc biệt cho vay chăn nuôi gia súc gia cầm tăng tới 23,9%.

Trong những tháng cuối năm 2012, Ngân hàng cũng đã chủ động, linh hoạt điều hòa vốn cho các chi nhánh để mở rộng cho vay tăng dư nợ, đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu vay phát triển nông nghiệp nông thôn.

“Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, tôi cho rằng các chỉ tiêu tín dụng  đạt được như vậy là tương đối tốt, phù hợp với chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,” ông Bảo nhấn mạnh.  

Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục phát đi các thông điệp khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn, xem đây là định hướng chính sách tín dụng ưu tiên hàng đầu trong năm qua và những năm tiếp theo.

Hiện không chỉ có Agribank, nhiều ngân hàng khác như VietinBank, BIDV, Vietcombank, LienvietPostBank cũng đang triển khai nhiều giải pháp để khơi thông nguồn tín dụng cho nông nghiệp-nông thôn. Trên cơ sở kết hợp tối đa các nguồn vốn, một số ngân hàng đã có chính sách lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 1%-2%/năm so với cho vay lĩnh vực khác.

Theo lý giải của các ngân hàng này, trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt như hiện nay, khách hàng nông nghiệp là một kênh khá an toàn, ổn định dù lợi nhuận không bằng cho vay phi sản xuất. Hơn nữ,a cho vay nông nghiệp chủ yếu là các món vay nhỏ và không tập trung nên độ rủi ro thấp./.'
Minh Thuý- Việt Hùng
Theo  Vietnam+

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập125
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm123
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại916,840
  • Tổng lượt truy cập90,980,233
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây