Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm xóa “cỗ trong đám tang” ở thôn Thượng

Thứ tư - 08/05/2013 05:10
Hủ tục lạc hậu trong việc hiếu, hỷ, đặc biệt là tổ chức ăn uống linh đình nhiều ngày trong các đám tang đã trở thành thói quen, diễn ra từ nhiều năm nay ở xã Tây Tựu (Từ Liêm - Hà Nội), trong đó có thôn Thượng. Tuy nhiên, từ khi triển khai xây dựng làng văn hóa theo tiêu chí nông thôn mới (NTM), quan niệm “cỗ to, mâm đầy” ở thôn Thượng đã chấm dứt hoàn toàn.

Bắt đầu từ công tác tuyên truyền

Cách đây không lâu, thực hiện chủ trương xây dựng làng văn hóa theo quy chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Tây Tựu tuy đã có nhiều chuyển biến song việc tổ chức ăn uống linh đình trong các đám tang vẫn còn tồn tại. Ngay cả gia đình cán bộ, đảng viên cũng chưa chấp hành vì phong tục này đã trở thành quan niệm cố hữu từ nhiều đời nay: “Cỗ càng to càng được tiếng là có hiếu với cha mẹ”, phép vua thua lệ làng nên nhà nào cũng phải theo.

Mỗi đám tang ở thôn Thượng thường phải có 160 - 240 mâm cỗ và được làm rất thịnh soạn. Hậu quả là nhiều gia đình phải đi vay mượn để lo đám tang cho cha mẹ, sau vài năm mới trả hết nợ. Một số trường hợp, sau đám tang anh em bất hòa vì việc đóng góp.

Từ khi có Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, XDNTM, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là từ khi hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân chung sức XDNTM”, chính quyền xã Tây Tựu đã quyết tâm xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong tang ma, cưới hỏi với mục tiêu xây dựng xã NTM ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và XDNTM, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Từ Liêm, UBND xã Tây Tựu đã quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa thành nghị quyết chuyên đề, có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của nghị quyết và chương trình. Đảng ủy giao nhiệm vụ cho mỗi thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến từng người dân nhằm xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, thực hiện các tiêu chí làng văn hóa, góp phần xây dựng xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, đây là việc không hề dễ dàng, nhất là đối với thôn Thượng vì suy nghĩ đó đã ăn sâu bám rễ vào tâm trí người dân, không phải một sớm một chiều mà thay đổi được.

Theo ông Lê Trung Sử, Bí thư Chi bộ thôn Thượng, để thực hiện bằng được mục tiêu Nghị quyết của Đảng bộ huyện và xã, ông cùng cán bộ thôn lên kế hoạch xây dựng dự thảo Nghị quyết chuyên đề về “Quyết tâm phấn đấu xây dựng thôn Thượng đạt làng văn hóa”, trong đó xác định phải xóa bỏ hủ tục tổ chức ăn uống linh đình trong đám tang. Thôn xác định đây là nhiệm vụ nặng nề và khó khăn, đòi hỏi tất cả cán bộ, đảng viên phải quyết tâm cao thì mới hoàn thành. Chính vì vậy, thôn kêu gọi tinh thần tự giác của đảng viên trước, nếu ai vi phạm sẽ xem xét, xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng. 

Sau khi Chi bộ có Nghị quyết, Chi ủy thôn đã triệu tập Hội nghị liên tịch giữa Tiểu ban quản lý XDNTM với Ban công tác mặt trận để triển khai. Tại hội nghị đã thống nhất một số phương án. 

Thứ nhất, chủ thể thông báo tin buồn cho phù hợp với tình hình thực tế, gồm đầy đủ các ban ngành đoàn thể của thôn. Đoạn cuối của thông báo ghi: “Để thực hiện nghị quyết của hội nghị đại biểu nhân dân thôn Thượng về việc tang, ban lãnh đạo thôn, Ban công tác mặt trận thôn đề nghị: Gia đình có người qua đời chỉ tổ chức ăn uống trong nội bộ gia đình, mọi người đi phúng viếng nên đi buổi chiều, tối, không nên ăn cỗ trong đám tang”.

Thứ hai, đưa toàn bộ Tiểu ban quản lý XDNTM tham gia ban tang lễ. 

Thứ ba, khi nhận được tin báo có người qua đời, lãnh đạo thôn triệu tập các thành viên tiểu ban quản lý XDNTM thành lập tổ công tác đến ngay gia đình để làm công tác tuyên truyền, vận động. Việc tổ chức đám tang cũng phải đúng quy định.

“Chúng tôi cũng tiến hành tổ chức hội nghị nhân dân để tuyên truyền chủ trương của Chi bộ và kết luận của hội nghị liên tịch về một số quy định trong đám tang của thôn, được nhân dân thảo luận và thống nhất cao”, ông Sử cho biết.

Kết quả

Có thể nói, cách làm sáng tạo ở thôn Thượng đã thu được nhiều kết quả khả quan. Ở đám tang thứ nhất, sau khi phát hiện gia đình đã mua 100 con gà nhốt trong 4 chiếc lồng lớn, tổ công tác đã tích cực vận động nên gia đình hứa không tổ chức ăn uống. Kết thúc đám tang, lãnh đạo thôn đã viết thông báo biểu dương gia đình chấp hành tốt Nghị quyết chi bộ về việc tang trên hệ thống truyền thanh thôn, xã và thưởng 300.000 đồng

Đám tang thứ 2 là của ông trưởng họ Bùi Trung, một trong ba dòng họ lớn của thôn. Mặt khác, ông trưởng họ Bùi Trung Thanh là cháu đích tôn của một cụ chánh hội làng thời Pháp thuộc nên còn mang nặng tư tưởng phong kiến.

Có thông tin gia đình này mới lấy 120 lít rượu, tương đương 240 mâm cỗ, tổ công tác đã đến vận động nhưng gặp sự phản đối quyết liệt từ phía gia chủ. Ông Sử quyết định tăng cường thêm 4 cán bộ tham gia ban tang lễ, tập trung vận động người đi phúng viếng không ăn cỗ. “Kết quả, ở đám tang này, buổi chiều hôm trước hết 30 mâm, sáng hôm sau hết 35 mâm, số rượu dùng hết 30 lít. Sau đám tang, 70% người dân trong thôn ủng hộ chủ trương mới, 25% không có ý kiến, chỉ còn 5% phản đối”, ông Sử nói.

Cứ theo cách làm đó, đến nay, hủ tục khó nhất trong đám tang ở thôn Thượng đã được xóa bỏ. Mỗi đám tang tiết kiệm cho nhân dân từ 50 - 90 triệu đồng.

Theo ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND xã Tây Tựu, trước đây, Đảng ủy, UBND xã đã thực hiện chương trình này nhưng chưa thành công. Chỉ đến cuối năm 2011, từ thành công ở thôn Thượng thì phong trào mới được nhân rộng ra toàn xã và đến nay đã đi vào nề nếp. “Đây là nền tảng để xã triển khai nhiều nội dung trong chương trình XDNTM và sẽ cố gắng về đích sớm”, ông Việt nói.
 

 

"Trước đây, mỗi năm xã Tây Tựu có khoảng 50-60 người qua đời, mỗi đám chi phí ăn uống hết khoảng 100 triệu đồng. Nhưng nay đã xoá bỏ được lệ xấu, mỗi đám tang chỉ làm khoảng 10 mâm phục vụ con, cháu, người thân, cộng thêm một ít tiền chè, thuốc, cau trầu. Như vậy, Tây Tựu đã tiết kiệm được số tiền khổng lồ”, ông Bùi Trung Sử cho biết.

 



Thành Vinh (kinhtenongthon.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập377
  • Hôm nay46,807
  • Tháng hiện tại751,920
  • Tổng lượt truy cập90,815,313
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây