Bán trực tiếp thay vì qua trung gian
Ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đồng thời là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) cho biết, châu Phi hiện là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, với nhu cầu khoảng trên 9 triệu tấn gạo/năm và lượng gạo nhập cũng lên tới trên 6,4-6,5 triệu tấn/năm.
Bốc xếp gạo lên tàu đi xuất khẩu tại cảng Hải Phòng. |
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của gạo Việt Nam xuất sang châu Phi là khâu thanh toán. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua gạo trả chậm từ 30-90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (do chi phí cao). Trở ngại nữa là doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin của nhau.
Bộ Công Thương đã gửi thư đến Bộ Thương mại các nước châu Phi có nhu cầu nhập khẩu gạo để đề xuất đàm phán và ký bản ghi nhớ về thương mại gạo nhằm giúp gạo Việt Nam có đầu ra ổn định. Bộ Công Thương hiện đang đàm phán các thoả thuận tương tự với một số nước như Ghana, Cameroon... |
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho hay, đến nay Việt Nam mới ký thương mại gạo để bán gạo trực tiếp tới 2 nước châu Phi là Cộng hòa Ghi nê và Cộng hoà Sierra Leone. Hầu hết các nước châu Phi đang tiêu thụ loại gạo 25% tấm. Đây là thế mạnh của XK gạo Việt Nam, do vậy chủ trương của chúng ta là đẩy mạnh bán gạo trực tiếp vào châu Phi.
Theo Bộ trưởng Hoàng, tuy lượng gạo ký với Ghi nê mới đây không lớn (300.000 tấn/năm) nhưng góp phần tìm kiếm thị trường mới, tháo gỡ khó khăn cho đầu ra đối với doanh nghiệp XK gạo của ta; xác định vị thế, thương hiệu mặt hàng gạo của Việt Nam tại châu Phi. Còn theo phía VFA, năm nay, dự báo cung gạo lớn hơn nhiều so với nhu cầu và giá gạo XK sẽ còn giảm. Các doanh nghiệp đang phải chật vật cạnh tranh, tìm thị trường. Châu Phi hiện mới chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch XK gạo hàng năm của Việt Nam, do vậy nếu không mở rộng thị trường này thì XK gạo của chúng ta sẽ rất khó khăn.
Không phải châu Phi chỉ ăn gạo rẻ
Ông Phạm Tất Thắng - nguyên lãnh đạo Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cũng nhận định: Hiệp định gạo mà Việt Nam vừa ký với Ghi nê sẽ tạo bàn đạp để Việt Nam ký thương mại gạo với các nước châu Phi khác và tạo động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh XK gạo vào châu lục này.
Ông Thắng cho rằng, để cạnh tranh trong XK gạo sang châu Phi tới đây, Việt Nam cần phải xem xét kỹ thị trường này. Ví dụ chúng ta không thể cạnh tranh với Ấn Độ về gạo phẩm cấp thấp mà phải hướng đến các sản phẩm gạo mà Ấn Độ không có. Doanh nghiệp cũng không được quan niệm là châu Phi chỉ mua gạo giá rẻ, mà bằng chứng là Việt Nam đã cạnh tranh và XK hiệu quả các loại gạo cao cấp. Hiện các nước Tây Phi có nhu cầu rất lớn về gạo thơm, gạo 5% tấm của ta do gạo cùng loại của Thái Lan rất đắt, của ta giá cạnh tranh hơn. Nếu cứ bán gạo phẩm cấp thấp thì dù giá rẻ, Việt Nam cũng không cạnh tranh lại Ấn Độ vì giá vận tải của ta cao hơn vì xa hơn so với các nước.
VFA cũng cho biết, năm nay, XK gạo nói chung sẽ rất khó khăn, khó hơn nhiều so với năm 2012. Nguyên nhân là do cung gạo đang thừa, các nước như Thái Lan, Ấn Độ đang tồn kho lượng gạo lớn nên chúng ta sẽ khó có thể xuất gạo với giá cao. Từ đầu năm tới nay, Việt Nam cũng mới chỉ ký được khoảng 500.000 tấn gạo xuất vào châu Phi. Với hiệp định gạo vừa được ký với Ghi nê, xuất gạo vào châu Phi sẽ khả quan hơn. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tìm cho mình đối tác nhập khẩu của châu Phi uy tín. Việc xuất gạo qua các nước trung gian sẽ vẫn phải được đẩy mạnh để giải quyết lượng gạo chúng ta cần bán. Ở cấp Chính phủ, các cơ quan chức năng vẫn đang xúc tiến các chương trình hợp tác về gạo, bảo lãnh thanh toán...
Năm 2012, Việt Nam đã XK mặt hàng gạo sang 30/55 nước châu Phi (giảm 2 thị trường so với năm 2011), với kim ngạch 763,3 triệu USD, tăng 2% so với năm trước đó. Gạo tiếp tục là mặt hàng XK số 1 của nước ta tại khu vực này, chiếm 30% tổng giá trị XK của Việt Nam sang châu Phi và chiếm 20% tổng kim ngạch XK gạo của Việt Nam ra thế giới. Những thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của VN ở châu Phi gồm có Bờ Biển Ngà, Ghana, Senegal, Angola, Cameroon, Algeria, Mozambique, Kenya, Tanzania, Guinea, Nam Phi, Nigeria, Liberia, Gabon… |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã