Học tập đạo đức HCM

Nên bỏ “lễ hội dã man”?

Thứ năm - 28/02/2013 02:18
Những hình ảnh bạo lực trong lễ hội như: “chém lợn tế thần”, “phóng lao giết trâu”... đang tạo ra những cái nhìn trái chiều về lễ hội truyền thống.

Nghi lễ tàn ác

Lễ hội chém lợn của làng Ném Thượng (Tiên Du, Bắc Ninh) bắt đầu vào mùng 6 tết hằng năm, với nhiều nghi lễ “rùng rợn”. Các “ông lợn” bị kéo căng bốn chân, chặt ra làm hai khúc… máu me bê bết sân đình. Hàng nghìn người phấn khích hò reo cổ vũ, tranh nhau nhúng tiền vào máu cầu may. Lễ hội này luôn tạo ra những luồng ý kiến khác nhau về về tục lệ chặt chém, đặc sắc, truyền thống nhưng quá dã man...

Không chỉ vậy, nước ta còn những lễ hội khác như đâm trâu ở Tây Nguyên; chọi trâu Hải Phòng, Vĩnh Phúc... thường kết thúc với hình ảnh móc mắt, đẫm máu, cái chết tại chỗ của một trong những chú trâu... Mặc dù bị lên án, phản đối nhiều về tính chất bạo lực, nhưng các lễ hội này vẫn tồn tại trong sự hào hứng của người dân địa phương.

Theo GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, các lễ hội trên xuất phát từ nhu cầu cộng đồng. Họ tế thần để mong may mắn, phát triển. Việc tế thần bằng thịt các con vật nuôi diễn ra tại nhiều địa phương. Chỉ có khác, thông thường giết con vật xong rồi thịt tế, nhưng ở một số nơi, giết vật nuôi ngay tại chỗ.

“Những hình ảnh đâm chém... nhiều người sẽ cảm thấy ghê sợ, dã man ở những lễ hội. Du khách quốc tế và bạn bè tôi cũng tỏ ra không thích về những nghi lễ bạo lực này”, GS Thịnh cho hay.

PGS.TS xã hội học Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) lý giải, vốn dĩ tập tục đó ban đầu là để tôn vinh vẻ đẹp hoang sơ, sự mạnh mẽ của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên. Tuy nhiên, đôi khi, những lễ hội này tạo ra hình ảnh dã man, phản cảm. Nếu những người chưa đủ trưởng thành chứng kiến, sẽ bị tác động tiêu cực.

Nên bỏ “lễ hội dã man”?, Tin tức trong ngày, le hoi da man, le hoi dam trau, le hoi choi trau, chem lon te than, bao luc trong le hoi, le hoi truyen thong, nghi le tan ac, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Chú lợn sắp bị chặt làm đôi (Ảnh: Tiền Phong)

“Không phải ngẫu nhiên mà các biện pháp thực hiện án tử hình ngày một khác, văn minh hơn. Ngày nay, tử hình bằng tiêm thuốc độc, không phải xử bắn, càng không phải gươm đao như xưa. Sự phát triển xã hội phải giảm thiểu những thứ bạo lực. Trong khi đó, những hình ảnh lễ hội với nghi lễ đâm chém man rợ không đúng với nhịp điệu của sự phát triển”, ông Bình nói.

Cũng theo ông Trịnh Hòa Bình, các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa cần phải xem xét lại những tập tục dã man, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Mặc dù lễ hội truyền thống nhưng không phải cái gì bảo lưu, khôi phục cũng đều tốt cả.

Không nên dẹp bỏ

GS Ngô Đức Thịnh nói: “Hãy nghe bài hát trong lễ đâm trâu: Trâu ơi ta không muốn giết trâu, trâu đừng giận ta, vì bản làng ta thiếu ăn, chúng ta cần phải thần linh phù hộ, nên ta đành phải giết trâu.... Bài hát này thể hiện tinh thần nhân bản của con người trước khi giết trâu. Hành động đó xuất phát từ nhu cầu tế thần của con người.

Theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, những “người ngoài” thấy lễ hội đâm trâu, chém lợn... rất dã man, gây tâm lý sợ hãi. Nhưng người dân của làng không nghĩ như vậy. Họ nghĩ đó đó là việc tâm linh, tế thần lấy may mắn. Do đó, không thể ngăn cấm người dân tổ chức lễ hội, quyền tiến hành văn hóa là của người dân.

Mặc dù vậy, có nhiều ý kiến đưa ra giải pháp giảm những hành động “không đẹp mắt” như bỏ nghi lễ chém, đâm, dùng lợn giả, trâu giả... Theo GS Thịnh, những giải pháp đó không khả thi, bởi mất mất sự linh thiêng của tập tục. Cần tôn trọng quyền của những người chủ thể văn hóa.

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, vấn đề nằm ở cách nhìn của “người ngoài”, nếu duy trì trong cộng đồng làng xã cũng chẳng phương hại đến ai. Do vậy, nên thu hẹp lễ trong cộng đồng, không mở rộng ra khỏi làng, xã. Lễ hội chém lợn sẽ là nội bộ của người trong làng, người ngoài làng và trẻ em sẽ không được tham gia lễ hội.

“Làm như vậy, vừa thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân, tránh người ngoài nhìn vào với con mắt khác, phản ứng không hay từ xã hội”, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa nói.

Viết Hùng sưu tầm

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập414
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm411
  • Hôm nay39,636
  • Tháng hiện tại744,749
  • Tổng lượt truy cập90,808,142
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây