Thưa ông, theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, tới đây việc hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67 về thủy sản sẽ có nhiều điểm mới. Là cơ quan đề xuất các chính sách này, ông có thể cho biết cụ thể hơn?
Thực tế, nhiều người dân phản ánh có những mẫu tàu lớn hơn mẫu thiết kế của Bộ NNPTNT nên khi triển khai họ không được hỗ trợ, phải bỏ tiền túi ra thiết kế?
Trước đây, theo quy định thời gian vay vốn đối với các hộ ngư dân đóng tàu là 10 năm, hiện Chính phủ đã đồng ý kéo dài thời gian vay vốn, theo ông cần kéo dài bao nhiêu năm là hợp lý?
- Trong Nghị định 67 có quy định, thời gian vay vốn đóng tàu 10 năm và năm đầu không phải chịu lãi. Tuy nhiên, tàu vỏ thép có độ bền lớn hơn, có thể 10 -20 năm mới hết khấu hao, nếu vốn vay chia ra 10 năm, ngư dân đóng một con tàu khoảng 15 tỷ đồng, thì mỗi năm họ phải trả 1,5 tỷ đồng. Do đó, số tiền để trả nợ của các năm không phụ thuộc với tuổi thọ con tàu và phải trả nợ nhiều quá, nên cũng gây khó khăn cho ngư dân khi tham gia đóng tàu. Nghị quyết của Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu báo cáo Thủ tướng quyết định là kéo dài 12 năm hay 15 hoặc 16 năm là do Bộ Tài chính căn cứ vào thực tế để đưa ra đề xuất.
Nội dung được nhiều người quan tâm là cho phép sử dụng máy cũ liệu có xảy ra tình trạng người dân “lách” sử dụng máy chất lượng kém, nguy cơ làm cho Việt Nam trở thành bãi rác. Vấn đề này theo ông vai trò của các bộ ngành cần giám sát như thế nào?
- Hiện một máy mới trên tàu giá cũng tương đối lớn, do đó ngư dân muốn sử dụng máy cũ để trả nợ ít đi và tỷ lệ vay cũng ít hơn. Tuy nhiên, vừa qua có tình trạng sử dụng máy cũ đang lúc gió bão thì xảy ra tình huống mất an toàn, có tàu bị gãy trục cơ, thả trôi, hỏng máy… có thể nguy hiểm tới tính mạng ngư dân. Mặt khác, khi hư hỏng máy thì chuyến đi biển đó chắc chắn là lỗ vốn. Một vấn đề nữa là sử dụng máy cũ khi duy tu, bảo dưỡng sẽ phải chi phí nhiều và đúng là có nhiều địa phương cũng phản đối vì sợ trở thành “bãi rác”. Do đó, Chính phủ đã quyết định rõ là nếu đóng mới tàu thì phải sử dụng máy mới.
Trường hợp nâng cấp tàu cũ thì cho phép sử dụng máy thuỷ cũ, không được sử dụng máy bộ vì có trưởng hợp dùng cả máy của ô tô, máy kéo… tuy rẻ hơn nhưng không phù hợp. Trong đó, Chính phủ cũng nhấn mạnh là giao cho Bộ KHCN xây dựng tiêu chuẩn (cũ còn bao nhiêu %, có nguồn gốc xuất xứ, nước nhập vào, hãng máy…). Về phần Bộ NNPTNT sẽ xem xét, giám sát và nếu cần sẽ hướng dẫn thêm việc sử dụng máy cũ. Đây cũng là vấn đề vướng mắc đã được Chính phủ tháo gỡ khó khăn khi triển khai Nghị định 67.
Xin cảm ơn ông!
theo danviet
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"
Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh
Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh