Học tập đạo đức HCM

Niềm vui của tình nguyện viên Hà Tĩnh "gieo" chữ Việt trên đất bạn Lào

Chủ nhật - 02/09/2018 20:35
Trong suốt tháng hè vừa qua, 2 cô gái tình nguyện viên người Hà Tĩnh là Nguyễn Thị Huyền (SN 1996, xã An Lộc, Lộc Hà) và Nguyễn Thị Yến (SN 1995, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh) vẫn đều đặn tới Trường Tiểu học bản Nam Giang, huyện Viêng Thoong, tỉnh Bôlykhămxay (Lào) để giảng dạy tiếng Việt cho học sinh nơi đây.
Niềm vui của tình nguyện viên Hà Tĩnh “gieo” chữ Việt trên đất bạn Lào

Nữ tình nguyện viên Nguyễn Thị Yến trong một buổi dạy tiếng Việt cho các em nhỏ ở bản Nam Giang

Dù bị hạn chế bởi rào cản ngôn ngữ nhưng với sự nhiệt tình của các tình nguyện viên, sự ham học hỏi của các em HS, những lớp học tiếng Việt tại bản Nam Giang vẫn luôn sôi nổi, đông đủ và kéo dài tới gần trưa mới tan. Cũng nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, với các lớp học tổ chức từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, hơn 100 em HS từ 4-16 tuổi ở bản Nam Giang đã có thể đọc, viết, giao tiếp cơ bản bằng tiếng Việt và hát nhiều bài hát Việt Nam.

"Cô giáo" trẻ Nguyễn Thị Huyền tâm sự: “Vốn tiếng Lào của em còn chưa hoàn chỉnh, lại không có trợ giảng, nên việc dạy tiếng Việt cho các em còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lúc không thể diễn đạt, em phải vẽ hình lên bảng để HS dễ hiểu hơn. Rất mừng là các em luôn hào hứng với việc học ngoại ngữ, nhiều em tiếp thu nhanh, giúp em có thêm động lực trong việc giảng dạy”.

Niềm vui của tình nguyện viên Hà Tĩnh “gieo” chữ Việt trên đất bạn LàoLớp học tiếng Việt được diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

Đây cũng là năm thứ hai mà 2 bạn đến với đất nước Triệu Voi để giảng dạy tiếng Việt. Khi đang là sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh, Huyền và Yến được học, tiếp xúc với các bạn Lào, từ đó, mong muốn tìm hiểu thêm về đất nước, con người, những nét văn hóa độc đáo của đất nước bạn.

Năm 2017, 2 bạn đã gửi đơn xin tình nguyện tới giảng dạy tiếng Việt cho đồng bào, cán bộ nước bạn tại thị trấn Lạc Xao. Chính sự hiếu khách, nhiệt tình cũng như tinh thần ham học hỏi của đồng bào nơi đây đã tiếp thêm động lực để năm nay, 2 bạn tiếp tục với hành trình “gieo” chữ của mình trên nước bạn.

Niềm vui của tình nguyện viên Hà Tĩnh “gieo” chữ Việt trên đất bạn LàoTình nguyện viên Nguyễn Thị Huyền (người đeo kính) cùng các em học sinh lưu giữ kỷ niệm

Tình nguyện viên Nguyễn Thị Yến chia sẻ: “Những tình cảm mà đồng bào, cán bộ Lào dành cho em thật sự rất thân thương, gần gũi. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ em từ những điều nhỏ nhất. Là tình nguyện viên giảng dạy nhưng em tâm niệm đây là cơ hội để bản thân hiểu biết thêm về vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục tập quán của đồng bào nơi đây”.

Niềm vui của tình nguyện viên Hà Tĩnh “gieo” chữ Việt trên đất bạn LàoĐợt tình nguyện cũng là dịp để Huyền và Yến tham quan, tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của đất nước Triệu Voi

Cùng với việc giảng dạy tiếng Việt, Huyền và Yến đã lồng vào bài giảng về truyền thống, lịch sử 2 nước, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản… Từ đó, góp phần giúp đồng bào, thanh thiếu nhi nước bạn hiểu rõ hơn mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa 2 nước Việt Nam - Lào cũng như 2 tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay.

Em Khiên-đa-phon (11 tuổi), một trong những HS xuất sắc của lớp, hồn nhiên chia sẻ: “Em rất mong sớm có cơ hội được sang Việt Nam, để tham quan, học hỏi và được tới thăm cô Huyền, cô Yến”.

Niềm vui của tình nguyện viên Hà Tĩnh “gieo” chữ Việt trên đất bạn LàoVới những đóng góp của mình, hai em đã được tỈnh Bôlykhămxay trao bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác tình nguyện hè

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thành Đồng cho biết: “Tổ chức dạy tiếng Việt tại Lào không chỉ đơn thuần dạy học viên biết tiếng Việt, mà còn giúp đồng bào, cán bộ Lào hiểu hơn về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, từ đó, mở rộng giao thương, trao đổi hàng hóa, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa 2 nước, đảm bảo an ninh chính trị biên giới quốc gia. Lớp học tiếng Việt được tổ chức thường niên và là một trong những hoạt động nằm trong biên bản ký kết hợp tác giai đoạn 2017-2022 giữa Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và Bôlykhămxay”.

Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại809,065
  • Tổng lượt truy cập90,872,458
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây