Học tập đạo đức HCM

Nông sản xuất khẩu: Vướng nhiều rào cản

Thứ bảy - 16/06/2012 05:43
Thời gian gần đây mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam liên tục gặp khó khăn bởi nhiều rào cản của thị trường các nước. Đơn cử, rau quả vào thị trường EU bị cảnh báo là không có giấy chứng thư kiểm dịch thực vật, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; mặt hàng tôm xuất khẩu thì vướng quy định kiểm tra chỉ tiêu Ethoxyquin của thị trường Nhật Bản…
Rau, quả tươi liên tục bị cảnh báo
 
Theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), các mặt hàng rau, quả tươi xuất khẩu sang EU vi phạm nhiều nhất là không có giấy chứng thư kiểm dịch thực vật, không tuân thủ quy định về bao bì đóng gói vận chuyển trong thương mại quốc tế; không đăng ký kiểm dịch tại Việt Nam; nhiễm một số dịch hại kiểm dịch thực vật theo quy định của EU… Hiện, có 5 loại rau củ của Việt Nam đang bị "báo động đỏ” tại thị trường EU gồm: húng quế, mùi tàu, cần tây, ớt ngọt, mướp đắng. EU cảnh báo, trong vòng 1 năm (1-2-2012 đến 1-2-2013, nếu EU phát hiện thêm 5 lô hàng của Việt Nam xuất sang EU bị nhiễm bệnh hại, vi phạm an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật thì sẽ không tiếp nhận rau quả nhập từ Việt Nam. Vậy mà, thống kê mới nhất của Cục BVTV, đến thời điểm này đã có đến 3 lô vi phạm. Cục BVTV cho biết thêm, trong năm 2010, chỉ có 29 thông báo của EU về rau củ quả Việt Nam bị nhiễm các loại bệnh hại, vi phạm an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, tuy nhiên, đến năm 2011 con số này tăng lên đến 366 thông báo. Hiện, rau quả Việt Nam xuất khẩu bị EU cảnh báo thường nhiễm các loại bệnh hại là bọ trĩ, bọ phấn, ruồi đục lá, và vi khuẩn gây bệnh sẹo.
 
Không chỉ mắc bệnh hại mà chất lượng rau củ quả của Việt Nam tại thị trường nước ngoài cũng là điều đáng nói. Một trong những nguyên nhân gây nên là do công nghệ sau thu hoạch. Đại diện Công ty Tân Lộc Mai nhìn nhận: "Tại Thái Lan, sản phẩm trái cây của họ không khác gì trái cây Việt Nam nhưng sau khi thu hoạch ngoài trời với nhiệt độ cao, họ phải thực hiện tiếp nhiều công đoạn khác để nhiệt độ giảm dần trước khi đưa vào bảo quản kho lạnh. Trong khi ta sau khi thu hoạch thì đưa ngay vào kho lạnh nên nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến trái cây mau hư”. Trước tình trạng đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu tạm dừng để kiểm dịch các mặt hàng và làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với 5 mặt hàng rau quả xuất sang EU. Song song đó các tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu phải đăng ký vùng sản xuất, cơ sở đóng gói. Về dài hạn, Cục BVTV sẽ kiểm tra tất cả các mặt hàng xuất khẩu đi EU, đồng thời cũng đàm phán với EU để có hướng tốt nhất cho việc xuất khẩu vào thị trường này.
 
Tôm xuất khẩu vướng quy định kiểm tra chỉ tiêu Ethoxyquin
 
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, trong chương trình giám sát an toàn thực phẩm năm 2012 của Nhật chỉ kiểm tra các chỉ tiêu như Furazolidone, Trifluralin, Enrofloxacin, Chloramphenicol nhưng chưa quy định kiểm tra chỉ tiêu Ethoxyquin. Tuy nhiên, cuối tháng 5 vừa rồi, Nhật Bản lại áp dụng kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm Việt Nam với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm. Trong khi đó, Nhật lại không áp dụng kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ các thị trường khác, đặc biệt là Thái Lan. Hơn nữa, ngay tại Nhật, người nuôi vẫn được phép sử dụng chất này với mức giới hạn là 150ppm. Ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sạch Việt Nam (Vina Cleanfood) bức xúc, khi Nhật Bản kiểm tra hàm lượng Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Đơn cử, năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chiếm 55% thì đến hết tháng 5-2012 thị trường này chỉ còn chiếm khoảng 30%. Nếu cơ quan chức năng không có những động thái tích cực với Nhật Bản nhằm điều chỉnh mức giới hạn cho phép của Ethoxyquin trong sản phẩm tôm rất có thể tôm sẽ sụt giảm trong các quý còn lại của năm nay.
 
Nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn cấp có các hoạt động ngoại giao gặp gỡ cấp cao giữa các bộ liên quan nhằm kịp thời vận động và yêu cầu phía Nhật Bản điều chỉnh mức giới hạn tối đa đối với Ethoxyquin. Ngoài ra, nếu được cũng phải có thời gian đủ để ngành tôm Việt Nam điều chỉnh và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến Ethoxyquin.
 
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay34,465
  • Tháng hiện tại979,529
  • Tổng lượt truy cập91,042,922
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây