Học tập đạo đức HCM

Ông chủ nhiệm quyết đoán

Thứ tư - 10/04/2013 03:13
Trong kinh doanh, làm ăn bây giờ được hay mất, hiệu quả hay không có nhiều lý do để bàn. Nhưng nhắc đến ông Nguyễn Văn Phúc, Chủ nhiệm HTX Xuân Long, phường Kim Long, TP Huế, nhiều người bảo “ông gàn gàn” mà làm được việc. Được việc của ông Phúc là nhờ có những ý tưởng sáng tạo, nhạy bén trước cơ chế thị trường ...

Táo bạo chuyển hướng

Đúng hẹn, chúng tôi đến văn phòng HTX Xuân Long ở 15, đường Vạn Xuân, TP Huế gặp ông Nguyễn Văn Phúc. “Nhà báo hỏi tui có việc chi không” - ông cởi mở. Thấy ông vui, chúng tôi vào đề.

Ông Phúc (người đứng bên phải )giới thiệu việc cải tiến giàn xay đá hộc

Anh Võ Văn Thắng, Phó chủ nhiệm, cánh tay phải, trợ lý cho ông Phúc bảo: “Mấy anh nói đến HTX Xuân Long chỉ cần nói đến ông Phúc là đủ”. Những bảng vàng, bằng khen của tỉnh, thành phố treo dày trong phòng này là công đầu của ông Phúc cả”. Ông Phúc ngồi cạnh điềm đạm bộc bạch: “Đời tui thăng trầm lắm. Giờ rất muốn nghỉ ngơi, nhưng công việc cứ giục phải chèo lái đơn vị làm ăn hiệu quả, ổn định cuộc sống cho hơn 150 cán bộ, lao động đang hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, khai thác đá và xây dựng...”.

Trước những năm đất nước đổi mới, ông Phúc là cán bộ Công ty Vật tư tỉnh Bình Trị Thiên. Ông bảo, cuộc đời mình trải qua nhiều thăng trầm và cũng nhờ thế mà học hỏi được nhiều kinh nghiệm sống ở đời.

Năm 1988, ông Phúc rời Công ty Vật tư tỉnh về nghỉ hưu. Cũng năm đó, lãnh đạo chính quyền sở tại mời ông về HTX Xuân Long giữ chức chủ nhiệm. Ông kể, ngày mới nhận chức, HTX Xuân Long chẳng có tài sản gì. Văn phòng làm việc chỉ như một lán trại nhỏ. Cán bộ HTX đa phần lớn tuổi, tư duy theo lối bao cấp vẫn ăn sâu trong nếp nghĩ. “Tôi nói, bây giờ lớp trẻ ở thành phố này chẳng tin, nhưng để vực dậy HTX Xuân Long thời đó là một bài toán nan giải vì vừa lo ổn định bộ máy quản lý, xã viên và vừa chú trọng đến năng suất lao động làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị”, ông Phúc giải bày.

HTX Xuân Long thời đó chủ yếu gia công hàng mộc và chuyên khai thác lâm sản rừng. Những cánh rừng ở phía tây tỉnh nhà đến Khe Sanh, Lao Bảo - QuảngTrị, các tỉnh Sêkông, Champhasac-Lào không có nơi nào thiếu bước chân ông qua. Ông là người đứng mũi chịu sào, vừa lo đối nội đối ngoại, vừa chỉ đạo xa, chỉ đạo gần cho anh em cấp dưới trong khai thác vận chuyển lâm sản đến chuyện gia công, đầu ra của sản phẩm. Chính vì thế, hồi ấy HTX Xuân Long được xem là một trong những lá cờ đầu làm ăn có hiệu quả của TP Huế.

Vào năm 1990, đơn vị rơi vào khủng hoảng khi vận chuyển gỗ từ A Lưới về làm sập cầu Kim Long. Lúc đó, tóc ông bạc đi mấy phần vì vốn liếng của đơn vị, tiền bạc của gia đình ông đều dốc vào việc sửa chữa cầu. Gần 3 năm sau, HTX Xuân Long mới ổn định. Ông Phúc nói, đoạn buồn trên cũng là thời điểm ông bắt đầu chuyển hướng sang kinh doanh khai thác đá xây dựng, bởi ông nghĩ, khi nhu cầu xã hội phát triển, nhiều công trình hạ tầng dân sinh sẽ ra đời và rất cần đến vật liệu xây dựng. Quyết định chuyển sang nghề đá, ông rất lo vì phải tìm vốn để mua sắm máy móc, trang thiết bị. Thế là Ban Quản trị HTX Xuân Long phải họp bàn nhiều phiên. Cũng lời ong tiếng ve, nhưng ông Phúc giải thích cho anh em hiểu những thông tin ông nắm bắt và thẳng thắn đưa ra quan điểm cá nhân: “Mình phải đi lên từ điểm khó mới hay”. Để HTX Xuân Long đứng vững, ông Phúc kêu gọi sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều xã viên; phải tiền đóng gạo góp tiền, thiếu bao nhiêu là đến gõ cửa ngân hàng.

Qua thời gian và hiệu quả sản xuất, quyết đoán của ông Phúc đã được chứng minh là đúng đắn. Đến nay, HTX Xuân Long đã trở thành đơn vị kinh doanh khai thác đá có hiệu quả nhất trên địa bàn tỉnh. Tại khu vực Khe Ly (Hương Thọ, Hương Trà), HTX Xuân Long được tỉnh cấp mỏ có trữ lượng đá hơn 2,8 triệu m3. Đội ngũ lao động và trang thiết bị máy móc đồng bộ trong hoạt động khai thác của HTX Xuân Long lớn nhất tỉnh. Chỉ tính sơ bộ trên công trường mỏ đá Khe Ly, ông Phúc đã có 30 xe vận tải chuyên dụng thùng 25-30 m3, 16 chiếc xe múc, 4 chiếc xúc lực, 3 dàn máy xay đá công suất từ 150-350m3/giờ với tổng giá trị hơn 50 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm sản xuất khoảng 90 nghìn m3 đá. Không chỉ khai thác sản xuất đá, HTX Xuân Long còn đủ năng lực đi đấu thầu san lấp mặt bằng các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh. Trong năm 2012, doanh thu của HTX đạt hơn 76 tỷ đồng; trong đó lãi đạt gần 50%. Khi chúng tôi hỏi đến lương công nhân, ông Phúc lại cười khàn khàn: “Nghề làm đá vất vả thế, nhưng 100% lao động luôn đoàn kết, gắn bó với HTX Xuân Long. Mọi lao động đến làm việc với đơn vị đều được ký kết theo thỏa ước; trung bình mỗi tháng đạt 3-5 triệu đồng/người; nhiều lái xe, lao động qua đào tạo kỹ thuật lương 8-10 triệu đồng/tháng.

“Đề tài khoa học” làm lợi hàng tỷ đồng

Không chỉ quyết đoán trong làm ăn, ông Phúc còn có nhiều cái hay là luôn tìm tòi, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi cho đơn vị hàng tỷ đồng. Ông Phúc trò chuyện: “Chẳng là kỹ sư, chẳng rành về cơ khí, nhưng lâu nay thấy việc sản xuất đá hộc của đơn vị chỉ làm bằng phương pháp thủ công nên khiến tôi rất băn khoăn, trăn trở. Không lẽ cứ để công nhân dùng búa, dùng sức để đập ra đá hộc, vừa mất thời gian, lại không đảm bảo an toàn lao động”. Thế là ông bắt đầu lặng lẽ tìm tòi, nghiên cứu công năng của máy nghiền đá được đầu tư từ trước, cải tiến đưa thêm một dàn chuyền lọc đá hộc ngay từ hàm máy nhận đá. Phân tích lý thuyết nghe đơn giản, nhưng khi bắt tay vào thực hiện dàn chuyền lọc đá hộc là điều không dễ. Như lời ông Phúc nói, chưa bàn đến chuyện mua linh kiện, băng tải khoảng 1 tỷ đồng, bản thân ông mày mò nghiên cứu mất gần ba tháng từ việc phân chia tỷ lệ độ rộng, độ dài, độ rung của sàn, băng tải... Khi hoàn thành thiết kế, ông phải cất công vào Đà Nẵng mời thợ ra lắp ráp, chạy thử đến 3-4 lần. Vào dịp cuối năm 2012, ông hạnh phúc vô cùng vì “công trình sáng tạo” của mình đã thành công.

Theo lời ông diễn giải, dây chuyền máy nghiền đá theo công nghệ của Nhật Bản lâu nay được dùng chỉ cho ra các sản phẩm: đá 1.2, đá 2.4, đá 4.6 và lọc đất. Sau khi cải tiến, lắp đặt thêm hệ thống máy nghiền sàn phân loại ra đá hộc, thì máy nghiền đá cho ra một lần 5 sản phẩm: đá hộc, đá 1.2 đá 2.4, đá 4.6 và lọc đất, với công suất 200m3/giờ; trong đó có 40% là đá hộc (80m3). Với việc cải tiến sàn lọc đá hộc, ưu điểm lớn nhất là rút ngắn thời gian hàng trăm lần so với phương pháp đập đá thủ công, giảm được khoảng 20 lao động. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm đá hộc còn đạt tiêu chuẩn về kích cỡ, đồng đều, đảm bảo an toàn lao động cao, đáp ứng kịp thời vào mùa xây dựng cao điểm.

Ông Phúc khẳng định, hiện nay, chúng tôi chưa đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, nhưng máy nghiền sàn phân loại đá hộc nằm trong tổng thể dây chuyền xay nghiền đá của HTX Xuân Long là mô hình sáng kiến đầu tiên của cả nước về lĩnh vực nghiền xay đá. Đã có nhiều bạn bè, đồng nghiệp đến tìm hiểu dàn lọc đá hộc của đơn vị, tôi đã không giấu diếm, biết gì nói nấy, truyền đạt kinh nghiệm cho bạn bè, đồng nghiệp cùng đầu tư cải tiến.

Ông Ngô Viết Quýt, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn nhận: “Trong bối cảnh nhiều đơn vị, doanh nghiệp, nhất là các HTX hoạt động theo mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, việc duy trì tốt sản xuất, kinh doanh và không ngừng tìm tòi, sáng kiến cải tiến trong hoạt động sản xuất ở HTX Xuân Long là một điểm sáng đáng ghi nhận”.

Minh Văn (baothuathienhue.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay34,345
  • Tháng hiện tại979,409
  • Tổng lượt truy cập91,042,802
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây