Học tập đạo đức HCM

Phải tạo được động lực cho nhân dân

Thứ tư - 13/03/2013 10:02
Dù là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song Tuyên Quang đã rất thành công trong xây dựng đường giao thông. Vậy Tuyên Quang có những bí quyết gì để làm được điều này.

Chia sẻ với NTNN, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến (ảnh) - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Tuyên Quang vui vẻ nói:

Tuyên Quang là tỉnh miền núi, có hệ thống đường giao thông dài, nhưng chủ yếu là đường đất. Từ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về việc phát triển giao thông, chúng tôi đã triển khai đến các huyện, xã, thôn cố gắng đạt tiêu chí này.

Vì đây là một trong những tiêu chí có tác động, thúc đẩy nhiều tiêu chí khác phát triển. Trước tiên, chúng tôi hướng dẫn các địa phương khảo sát các tuyến đường, lập quy hoạch, dự toán, để trình UBND tỉnh phê duyệt và cấp xi măng cho các địa phương để làm đường giao thông, đồng thời giám sát chặt chẽ từng khâu, nên tốc độ và chất lượng các tuyến đường rất tốt.

 

Cụ thể huyện, xã, thôn nào cũng được cấp xi măng hay phải đạt yêu cầu, điều kiện gì, mức cấp xi măng như thế nào, thưa bà?

- Chúng tôi ưu tiên cho các huyện, xã, thôn nào làm tốt công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, lập dự toán…, thì được làm trước. Dựa trên dự toán và số km đường, các địa phương đăng ký và tỉnh sẽ cấp 100% xi măng, đồng thời "thưởng" 2 triệu đồng/km.

Ban đầu, do kinh phí có hạn nên Tuyên Quang chỉ đặt kế hoạch mỗi năm cả tỉnh chỉ làm 400 - 500km đường, nhưng thực tế trong 2 năm (2011 - 2012) đã làm được gần 1.200km/2.100km đường giao thông nông thôn toàn tỉnh. Tuyên Quang cũng có điều kiện là tỉnh có 2 nhà máy xi măng lớn nên rất thuận tiện, vừa "kích cầu" được kinh tế phát triển.

Trong năm 2013 này, chương trình trên của Tuyên Quang sẽ được triển khai tiếp ra sao?

- Theo kế hoạch, trong năm 2013, Tuyên Quang sẽ làm mới khoảng 400km đường giao thông nông thôn bằng việc hỗ trợ 100% xi măng và 2 triệu đồng/km đường. Riêng 7 xã điểm, hỗ trợ 100% xi măng và 20 triệu đồng/km kênh mương nội đồng đối với 7 xã điểm. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ 100 triệu đồng cho các thôn sửa chữa nhà văn hóa và 150 triệu đồng nếu làm mới công trình này.

Xin cảm ơn bà!

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Hôm nay73,652
  • Tháng hiện tại778,765
  • Tổng lượt truy cập90,842,158
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây