Học tập đạo đức HCM

Quyết liệt chặn dịch cúm A (H7N9)

Chủ nhật - 14/04/2013 09:51
Sáng 12-4, liên bộ Y tế - Nông nghiệp và Phát triển Nông thông tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch cúm A (H7N9).

Tích cực phòng dịch bệnh cho đàn gia cầm
                                                                                      Ảnh: T.L
 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Đến nay, tại Trung Quốc đã có 43 ca nhiễm cúm A(H7N9). Vì Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc nên nguy cơ cúm A(H7N9) xâm nhập vào rất lớn. Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt tất cả các cấp của hệ thống y tế từ Trung ương đến địa phương tăng cường giám sát, bảo đảm phát hiện sớm các ổ dịch; đồng thời, có các văn bản yêu cầu sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong hoạt động phòng chống cúm A(H7N9). Bộ Y tế đã phê duyệt "Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam” nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch cúm...
 
Theo PGS.TS.Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đến nay, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A(H7N9) trên người cũng như trên gia cầm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đầu năm 2013 đã ghi nhận 1 trường hợp mắc và tử vong do cúm A(H5N1). Đáng chú ý hiện nay có một số ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm tại Đồng Tháp và chim yến tại Ninh Thuận. Vì vậy, số trường hợp mắc trên người có thể sẽ tiếp tục gia tăng do các ổ dịch cúm trên gia cầm, thủy cầm, chim vẫn xảy ra rải rác; việc xử lý triệt để ổ dịch ở các loài chim là khó khăn; đặc biệt hiện tượng nhiễm vi rút không biểu hiện bệnh ở thủy cầm.
 
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh, mục tiêu của Việt Nam là phải kiểm soát được dịch và không để lây lan. Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm phòng chống dịch cúm A (H5N1) hơn 10 năm nay. Trong đó, đỉnh điểm dịch vào năm 2005, toàn ngành đã phải tiêu hủy hơn 45 triệu con gia súc, gia cầm. Giai đoạn hiện nay Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lây lan mạnh, bắt buộc cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý, người dân. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng lưu ý, cần phát hiện nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch trên các đàn gia cầm, thủy cầm, chim trời không để lây lan sang người; tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt tránh tình trạng trên chỉ đạo nhưng dưới không làm.
 
Đoàn Thúy Hằng
Theo Báo Đại đoàn kết
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập472
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm471
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại801,245
  • Tổng lượt truy cập90,864,638
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây