Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường nhiệm vụ, nhằm tạo sự chuyển biến về chất cả về ATTP nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp. |
6 tháng đầu năm 2014, các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm về vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thủy sản được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các tỉnh, thành phố triển khai các chương trình giám sát quốc gia về nông, lâm, thủy sản. Trong tổng số các mẫu lấy kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 4 mẫu thủy sản (chiếm 0,48%) có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa; 7 lượt mẫu nhuyễn thể hai mảnh vỏ (chiếm 0,16%) dương tính với độc tố; 570 mẫu vi phạm các chỉ tiêu vi sinh vật và hóa chất, kháng sinh (chiếm 2,62%); 112 mẫu vật tư nông nghiệp vi phạm về tiêu chuẩn công bố (chiếm gần 16%).
Bộ NN&PTNT chỉ đạo các tỉnh, thành phố triển khai phân loại A, B, C và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo thông tư số 14/2011/TT- BNNPTNT. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2013, số cơ sở xếp loại C vẫn ở mức cao, đặc biệt là các cơ sở SX-KD trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp. Tỷ lệ các cơ sở nâng lên hạng A, B còn thấp, hầu như các tỉnh chưa có biện pháp xử lý các cơ sở bị xếp loại C sau 2 lần kiểm tra, chưa công khai việc phân loại A, B, C các cơ sở SX-KD trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp trên thông tin đại chúng.
Công tác kiểm tra ATTP nông, lâm, thủy sản xuất, nhập khẩu được thực hiện bài bản, đúng thông lệ quốc tế; giải quyết hiệu quả kịp thời rào cản kỹ thuật ATTP của thị trường xuất khẩu, duy trì hoạt động xuất khẩu thủy sản tại các thị trường truyền thống và khai thông một số thị trường mới.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh |
Tại hội nghị, đại biểu các tỉnh, thành phố đều cho rằng, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản gặp nhiều khó khăn do tiêu chuẩn, quy chuẩn chậm hoàn thiện, chưa có cơ chế chính sách, cơ chế hỗ trợ sản xuất thực phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, ATTP; việc phân cấp, phân công trong quản lý còn bất cập; xử lý các cơ sở loại C chưa quyết liệt…
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc của các ngành, địa phương trong việc tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông - lâm - thủy sản; tuy nhiên, chất lượng chuyển biến còn chậm.
Trong 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường nhiệm vụ, nhằm tạo sự chuyển biến về chất cả về ATTP nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp. Trong đó chú trọng vào ba giải pháp trọng tâm: tập trung xử lý quyết liệt các cơ sở SX-KD nằm trong đối tượng nhóm C; tăng cường công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu; mỗi tỉnh, thành phố chọn sản phẩm nguy cơ cao, từ đó xây dựng đề án để quản lý theo chuỗi, trong đó xác định vùng, quy trình kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm an toàn.
Đối với các kiến nghị, đề xuất, Bộ tiếp thu, đồng thời gấp rút xây dựng các văn bản quy định pháp luật về hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ về công tác quản lý BVTV, phân bón. Theo đó, các địa phương cần đề xuất chính sách nhằm khuyến khích nhân dân cùng tham gia quản lý VTNN, ATTP nông, lâm, thủy sản; tập trung tái kiểm tra và xử lý theo pháp luật nhóm đối tượng thuộc loại C; công khai thông tin về phân loại các cơ sở SX-KD để nhân dân biết để lựa chọn sản phẩm có chất lượng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã