Học tập đạo đức HCM

Sẽ bảo hộ thương hiệu “Trám đen Thanh Chương” ​

Thứ hai - 15/10/2018 09:30
Huyện Thanh Chương (Nghệ An) hiện có 20 ha trám đen, cho năng suất khá và thể hiện là cây đặc sản có đầu ra tốt ở Thanh Chương.
 

Trám đen là một đặc sản quý của các tỉnh trung du, miền núi và đặc biệt là đặc sản nổi trội của huyện Thanh Chương. Tại địa phương này, trám đen xuất hiện ở nhiều xã như Cát Văn, Phong Thịnh, Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Hương…

 

Trám mọc tự nhiên, có năng suất trên 100 kg/cây, tập trung ở 12 xã và đồng thời mọc rải rác ở một số xã khác, ước tính toàn huyện có khoảng 2.000 cây với sản lượng khoảng 200 tấn/năm. 

Trám đen Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư
Những năm trước, trám đen Thanh Chương được tiêu thụ tươi là chủ yếu. Việc chế biến theo cách truyền thống không bảo quản được lâu, không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nên hạn chế nhất định trong việc nâng cao giá trị quả trám.

Từ giữa năm 2017 đến nay, với sự phối hợp của Sở KHCN, việc ứng dụng KHCN xây dựng mô hình sản xuất chế biến bảo quản quả trám đen Thanh Chương đã được triển khai. Theo đó, đã có 2 sản phẩm trám muối đóng lọ và trám sấy đóng gói có chất lượng được đưa ra thị trường, xuất hiện trong các nhà hàng, siêu thị…được khách hàng khắp nơi tin dùng.

Tổng sản lượng trám trên địa bàn ước đạt hơn 200 tấn/năm. Ảnh: Lâm Tùng
Tại hội thảo đánh giá về kết quả dự án ứng dụng KHKT vào chế biến trám đen, các tham luận đã khẳng định thành công bước đầu của việc khôi phục và phát triển thương hiệu trám đen Thanh Chương.  Một số  ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện dự án này, nhất là việc áp dụng khoa học công nghệ vào các công đoạn chế biến, quan tâm hơn nữa đến vùng nguyên liệu, nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ đến các thành phố lớn và cần bảo hộ độc quyền thương hiệu “Trám đen Thanh Chương”…

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho rằng, dự án rất có ý nghĩa đối với người dân Thanh Chương. Sau gà đồi thì trám là đặc sản thứ 2 của huyện đã có thương hiệu trên thị trường. Huyện sẽ tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, nhất là việc khoanh vùng nguyên liệu. Không chỉ có trám mà hy vọng cà Thanh Chương sẽ là sản phẩm tiếp theo được khách hàng gần xa biết đến.

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập280
  • Hôm nay65,842
  • Tháng hiện tại337,639
  • Tổng lượt truy cập97,565,820
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây