Tại Đắk Nông, Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sư phạm dạy nghề cho lao động nông thôn. Tham gia lớp tập huấn có 25 học viên là cán bộ đã và đang tham gia vào các hoạt động tập huấn, đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân tại các huyện, thị trong tỉnh từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, họ cần được trang bị thêm một số kiến thức để đào tạo cho nông dân có tay nghề, có thể sống với nghề mình học. Tại lớp tập huấn, học viên ngoài việc tiếp thu những kiến thức cơ bản về kỹ năng sư phạm dạy nghề cho lao động nông thôn còn tham gia thảo luận các vấn đề liên quan như tổ chức dạy nghề cho nông thôn, tâm lý người lao động nông thôn, dạy học theo năng lực thực hiện từ việc xác định, phân tích các bên liên quan đến vị trí việc làm cũng như xác định nhu cầu và mong đợi của họ; học tập trải nghiệm, ghi nhật ký học tập… Học viên còn tham gia xây dựng khung chương trình giảng dạy, trình bày kỹ năng giảng dạy. Chỉ trong 5 ngày, 100% học viên nắm vững các kiến thức cơ bản về kỹ năng sư phạm dạy nghề mà giảng viên truyền đạt. Trước đó, tại Bình Phước, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước cũng phối hợp với Trường Cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp tổ chức “Khóa bồi dưỡng kỹ năng dạy học” cho cán bộ khuyến nông. Dạy học theo năng lực là dạy theo định hướng đầu ra, dạy học dựa trên công việc và tại nơi làm việc theo chức năng của từng vị trí việc làm. Năng lực của một vị trí việc làm bao gồm hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực hiện chức năng của vị trí đó hợp thành thành tố năng lực. Đơn vị năng lực của người giáo viên dạy nghề gồm: thiết kế đào tạo, phát triển đào tạo, thực hiện đào tạo, đánh giá người học, đánh giá khóa học và quản lý khóa học. Vì vậy, phương pháp đánh giá năng lực thực hiện là đánh giá tại nơi làm việc, dựa vào các tiêu chí, các chỉ số và bằng chứng tốt nhất. Qua chương trình học, mỗi học viên xây dựng được hồ sơ năng lực của một vị trí việc làm theo chuyên môn đã chọn; thực hiện tổ chức một buổi dạy theo chuyên đề gồm cách tổ chức, quản lý lớp; lập bảng trình tự, biểu mẫu hướng dẫn phát, treo tường; thực hành trình diễn thao tác giảng dạy. Cuối khóa học, 30 học viên đã được cấp chứng chỉ kỹ năng dạy học. Dự kiến, trong 3 tháng cuối năm nay, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước sẽ tổ chức 31 lớp về đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.085 lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, việc trang bị cho cán bộ khuyến nông kỹ năng dạy học, được cấp chứng chỉ sư phạm này là điều kiện cần để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuyết Nhung
| ||
Nguồn:kinhtenongthon.vn | ||
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã