Sinh năm 1986, Đào Văn Thắng (ở xã Minh Sơn, huyện Đô Lương) từng học trắc địa công trình ở Hà Nội ra đi làm được 2 năm, rồi chuyển sang làm ở một ngân hàng lớn.
Năm 2014, khi công việc đang yên ổn, Thắng bỏ về quê nuôi lươn. Thế nhưng nuôi lươn không tìm được nguồn giống tốt, Thắng chuyển sang nuôi chạch quế. Diện tích 3 ao nuôi được xử lý kỹ bằng vôi bột và men vi sinh trước khi thả chạch.
Ban đầu anh Thắng mua 5.000 con chạch giống ở Nam Định với giá 3 triệu đồng, thả trên diện tích 2.500m2 mặt nước. Thấy chạch sinh trưởng tốt, anh đẩy mật độ lên nhiều hơn; với 40.000 con giống sau 5 tháng Thắng thu hoạch được 1,4 tấn chạch thương phẩm, cho thu nhập gần 120 triệu đồng. Anh Thắng cho biết, chạch có sức đề kháng cao, quá trình nuôi cũng không phức tạp và đầu ra rất ổn định.
Chạch quế với đặc điểm thịt dai, thơm ngon, xương không cứng như chạch thường nên được các quán ăn, nhà hàng ưa chuộng... Nuôi chạch quế sẽ là hướng đi mới trong phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản.
Theo Ngọc Phương/baonghean.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã