Học tập đạo đức HCM

Tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm làng nghề: Đổi mới hình thức quảng bá

Thứ ba - 04/06/2013 23:03
Đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh quảng bá thông qua các kênh thương mại điện tử là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiện nay.
Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội nghị gặp gỡ khách hàng các sản phẩm làng nghề do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức ngày 4/6 tại làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

Khách du lịch chọn mua sản phẩm mây tre đan Phú Vinh, huyện Chương Mỹ.

Khó khăn bủa vây

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông hiện có trên 200 máy dệt với sản lượng lụa đạt 2 triệu mét vuông mỗi năm. Khu vực phố nghề của làng có trên 100 cửa hàng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm nhưng những năm gần đây, lượng khách đến mua khá vắng. Nghệ nhân Đỗ Quang Hùng, một trong những nghệ nhân tiêu biểu của làng nghề Vạn Phúc trăn trở, do chạy theo kinh tế thị trường, một số hộ sản xuất và kinh doanh ở Vạn Phúc đã làm hàng pha tơ bóng, pha sợi lanh, nhằm hạ giá thành. Tuy nhiên, khi tư vấn và bán hàng lại không giải thích cặn kẽ dẫn đến sự ngộ nhận và hiểu lầm cho khách hàng. Điều đó phần nào gây ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của làng nghề.

Không chỉ Vạn Phúc, nhiều làng nghề trên địa bàn Hà Nội như mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ), sừng Thụy Ứng (Thường Tín), đồ gỗ Sơn Đồng (Hoài Đức)... cũng đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, toàn TP hiện có 1.350 làng có nghề với hơn 1 triệu lao động. Các làng nghề đang bộc lộ nhiều hạn chế như hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, mặt bằng sản xuất chật hẹp, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng…

Đặc biệt, sức mua thị trường trong và ngoài nước giảm mạnh làm hàng hóa, nguyên liệu tồn kho cao trong khi khả năng nắm bắt thông tin thị trường còn hạn chế nên các DN, cơ sở sản xuất làng nghề luôn mất thế chủ động và chịu nhiều thua thiệt trên thương trường. Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam chia sẻ, tình trạng hàng hóa bị "tắc" đầu ra khiến cho doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, du lịch làng nghề vắng khách và nhiều lao động mất việc làm.

Đưa sản phẩm lên “sàn”

Nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, thời gian qua, một số làng nghề trên địa bàn Hà Nội và cả nước đã tự mày mò tìm hướng đi mới. Đơn cử như làng nghề mây tre đan Phú Vinh chuyển hướng sang sản xuất hàng có tính ứng dụng cao như đèn ngủ, đèn chùm, khung ảnh... Hay tại làng lụa Vạn Phúc, UBND phường  đã tạo điều kiện hỗ trợ cho một số gia đình làm hàng 100% lụa tơ tằm, công nhận các cửa hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, dần dần loại các mặt hàng không phải là tơ tằm ra khỏi các cửa hàng dịch vụ ở Vạn Phúc. 

Đặc biệt, một trong những hướng mới để tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm làng nghề là ứng dụng thương mại điện tử. Hiện nay, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đang triển khai dự án hỗ trợ các DN làng nghề ứng dụng thương mại điện tử trong bán hàng và xuất khẩu. Theo đó, các sản phẩm làng nghề sẽ được đưa lên sàn thương mại điện tử, có hình ảnh, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý... "Tất cả các doanh nghiệp làng nghề tham gia phải cam kết chất lượng sản phẩm. Đây được coi là một bước quan trọng thiết lập mạng lưới phân phối và tiếp cận thị trường trong và ngoài nước cho các làng nghề" - ông Lê Văn Lợi, đại diện VCCI cho biết.

 
"Để tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề cần tập trung vào hai giải pháp chính. Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách trợ giúp cho doanh nghiệp, cơ sở làng nghề. Thứ hai, các làng nghề cần đẩy mạnh cải tiến mẫu mã, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm." -Ông Nguyễn Trọng Thừa Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT)


 
Bài, ảnh: Thiên Tú
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại823,813
  • Tổng lượt truy cập90,887,206
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây