Cùng với kháng sinh sử dụng tràn lan trong điều trị bệnh, việc dùng kháng sinh trong chăn nuôi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng “ngộ độc” thực phẩm, tạo sự nhức nhối trong vấn nạn về an toàn thực phẩm.
Tại mít tinh cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) phát động mới đây, ông Jong Ha Bea, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam cho biết, nạn kháng sinh đang ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh kế của người dân Việt Nam, đe dọa tới sự bền vững của sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và môi trường, ông kêu gọi người chăn nuôi, bác sĩ thú y và người bán thuốc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm hơn. Việc sử dụng “phóng khoáng” kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc trong gia súc, gia cầm, thủy sản và sản phẩm động vật. Điều nguy hiểm hơn, kháng sinh được trộn vào TĂCN bừa bãi gây nguy hại cho sức khỏe người dân. Bởi người dân đang gián tiếp “ăn” tồn dư kháng sinh trên thực phẩm.
Trong khi đó, đối với thực phẩm theo tiêu chuẩn như VietGAP hay GlobalGAP so với thực phẩm “bẩn” có giá xấp xỉ bằng nhau, nên khó khuyến khích người nông dân sản xuất, trong khi người tiêu dùng lại không thể phân biệt đâu là sản phẩm an toàn hay không.
Vấn đề quản lý an toàn thực phẩm của Việt Nam đang do ba cơ quan phụ trách là Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương, việc này sẽ có những “khoảng trống” nhất định trong việc truyền thông nguy cơ về an toàn thực phẩm.
Theo ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh, cần có chính sách hỗ trợ quảng bá các sản phẩm thực phẩm sạch, an toàn để người tiêu dùng biết đến các sản phẩm này. Các bộ này cần phối hợp nhịp nhàng hơn nữa, tăng tính hiệu quả và cần có chính sách hỗ trợ quảng bá thực phẩm sạch, an toàn để người tiêu dùng biết đến các sản phẩm này.
Mặt khác, thị trường rất cần thực phẩm đảm bảo sạch, an toàn. Muốn có sản phẩm sạch phải huy động sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Với nguồn lực sẵn có, các doanh nghiệp tư nhân sẽ giúp đào tạo, tập huấn cho người nông dân cải thiện thực hành trong chăn nuôi, trồng trọt.
Liên quan đến vấn đề sử dụng kháng sinh, cần tăng cường tuyên truyền việc sử dụng kháng sinh đúng cách, thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, liên kết chuỗi trong sản xuất. Để giảm thiểu tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh cần tập trung tuyên truyền nâng, cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi; rà soát hoàn thiện thể chế liên quan trong kiểm soát chất cấm sử dụng trong chăn nuôi; tiến hành kiểm tra, thanh tra việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở tất cả các khâu có liên quan, đồng thời phát triển các chuỗi cửa hàng, thương hiệu sản phẩm an toàn từ phía các nhà sản xuất, kinh doanh và nhận thức của người tiêu dùng cũng là những hành vi đẩy lùi thực phẩm “bẩn” khỏi thị trường. Sử dụng kháng sinh đúng thời gian, đủ liệu trình; ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch, giết mổ đúng thời gian theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý. Mở các lớp tập huấn cho hộ chăn nuôi về cách sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách và hiệu quả nhất, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và xử phạt các cơ sở chăn nuôi lạm dụng thuốc kháng sinh và chất cấm.
Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh: Lâu nay, truyền thông mới chỉ chú trọng đến các vấn đề bê bối của thực phẩm, đưa tin về thực phẩm bẩn mà chưa quảng bá thực phẩm sạch đúng mức. |
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã