Học tập đạo đức HCM

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Tránh tình trạng 'Bắt cóc bỏ đĩa'

Thứ năm - 21/12/2017 09:43
Trong năm 2017, cả nước đã thành lập hơn 22.400 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại hơn 625.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ gần 20%
Đặc biệt, theo tổng kết, năm qua, tình trạng thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hay nhiều loại thức ăn đường phố vi phạm chỉ tiêu vi sinh vẫn còn khá phổ biến. 

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, công tác quản lý thức ăn đường phố phải được thực hiện thường xuyên tránh tình trạng “rộ lên một hồi rồi đâu lại vào đấy.”

Số vụ vi phạm bị xử lý hình sự sẽ tăng

Vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã họp với các thành viên Ban Chỉ đạo.

Theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, đến nay cả nước đã xây dựng thành công 744 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó có 379 chuỗi đã được giám sát, xác nhận; 20 địa phương triển khai dán tem điện tử.

Trong năm 2017, cả nước đã thành lập hơn 22.400 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại hơn 625.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm, chiếm 19,8%; xử lý hành chính 35.759 cơ sở với số tiền trên 61 tỷ đồng.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tỷ lệ đạt yêu cầu tăng từ 91% (năm 2016) lên 97,3% (năm 2017). Đáng chú ý, cho đến thời điểm hiện nay, tất cả các mẫu thực phẩm không phát hiện có chứa chất cấm trên gần 10.000 mẫu tại các chợ, cơ sở giết mổ; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chiếm 0,06% giảm 2,05%. Tuy nhiên, tỷ lệ vi phạm chỉ tiêu vi sinh chiếm tới 26,7% số mẫu được kiểm tra so với mức 9,35% của năm 2016.

Số tiền phạt vi phạm an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh nông lâm thuỷ sản là trên 80 tỷ đồng.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, xử lý 13.540 vụ, phạt trên 27,7 tỷ đồng, thu giữ tang vật trên 25 tỷ đồng.

Lực lượng Cảnh sát Môi trường phát hiện 6.477 vụ việc, tăng 25% so với năm 2016, xử phạt 36 tỷ đồng, khởi tố, điều tra các vụ việc nghiêm trọng.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) cho biết nhiều khả năng số vụ vi phạm an toàn thực phẩm bị xử lý hình sự sẽ tăng mạnh từ năm 2018.

Theo đại diện Cục Cảnh sát Môi trường, hiện nay, rất nhiều vụ vi phạm an toàn thực phẩm xảy ra, nếu căn cứ theo Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự để khởi tố.

Một cơ sở có mẫu cá đù tồn dư chất trichlorfon. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)


Xóa rau hai luống, lợn hai chuồng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong năm qua, dù số vụ ngộ độc thực phẩm giảm nhưng số trường hợp tử vong lại tăng gấp đôi.

Năm 2017, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 3.800 người mắc giảm 27 vụ và 438 người mắc so với năm 2016. Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm là 24 người, tăng 12 người so với năm 2016, trong đó có 11 người ngộ độc methanol trong rượu, 10 người do độc tố tự nhiên (cá nóc, cóc…), 3 trường hợp chưa xác định nguyên nhân.

Các ý kiến tại cuộc họp nêu thực tế cần phải siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm tại các địa phương, tránh đùn đẩy trách nhiệm. Việc xử lý dứt điểm tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, hóa chất… trong sản xuất nông thủy sản, dùng phụ gia trong chế biến thực phẩm; giết mổ không bảo đảm an toàn thực phẩm… chưa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đại diện Hiệp hội các doanh nghiệp và địa phương bày tỏ ủng hộ những thay đổi của Bộ Y tế khi xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm được tự công bố hợp quy, thay đổi căn bản kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, thu gọn quản lý quảng cáo thực phẩm… Nhờ vậy, có tới 90% số thủ tục đã được bãi bỏ, cơ quan nhà nước sẽ giám sát theo phương thức quản lý rủi ro, kiểm tra hậu kiểm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Nghị định mới thay thế Nghị định 38 thực hiện theo xu hướng thế giới là quản lý theo nguy cơ, rủi ro về an toàn thực phẩm. Đây là sự đổi mới về tư duy và cần làm sao để tiếp tục hoàn thiện các quy định và hình thành thói quen, nếp làm việc, quản lý an toàn thực phẩm theo rủi ro.

Trong năm 2018, Phó Thủ tướng lưu ý cần tăng cường các giải pháp phối hợp đồng bộ trong sản xuất sạch gắn với chương trình phối hợp Chính phủ đã ký với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để “xóa rau hai luống, lợn hai chuồng.” Công tác quản lý thức ăn đường phố phải được thực hiện thường xuyên tránh tình trạng “rộ lên một hồi rồi đâu lại vào đấy.”

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung đấu tranh với hành vi sản xuất rượu giả gây ra những vụ ngộ độc dẫn đến chết người thương tâm; siết chặt quản lý dịch vụ nấu ăn lưu động gây ra nhiều vụ ngộ độc tập thể ở những sự kiện tập trung đông người như đám cưới, liên hoan…/.
Theo Đức Minh/vietnamplus.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập502
  • Hôm nay88,093
  • Tháng hiện tại793,206
  • Tổng lượt truy cập90,856,599
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây