Tuy nhiên, thực trạng sản xuất rau an toàn ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Đó là phần lớn giá bán các sản phẩm rau an toàn và rau thông thường vẫn chưa có sự khác biệt nhiều và không ổn định, chủ yếu tiêu thụ theo kênh nhỏ lẻ. Người trồng rau sau khi thu hoạch tự mang ra các chợ bán hoặc chấp nhận bán mão cho thương lái với mức giá thấp hơn so với bán chợ từ 20% - 30%. Hình thức tiêu thụ rau thông qua việc ký kết hợp đồng vẫn còn nhiều hạn chế.
Ông Trần Quang Chánh, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp TMDV Phú Lộc (huyện Củ Chi), cho biết hiện HTX đang sản xuất theo hướng tập trung cho các sản phẩm an toàn trên diện tích hơn 35 ha, trong đó hơn 70% sản phẩm của HTX đã được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP. Theo đó, khả năng sản xuất và cung ứng sản phẩm của HTX sẽ đạt hơn 20 tấn/ngày, nhưng trên thực tế thị trường tiêu thụ chỉ đạt khoảng từ 8-10 tấn/ngày. Theo tính toán của ông Chánh, nếu so sánh giá rau VietGAP với các loại rau đang bán xá thì giá bán gần như không có sự chênh lệch, bởi lẽ rau an toàn đã được làm sạch. Nhưng với đại đa số người tiêu dùng vẫn còn mang tâm lý giá bán rau VietGAP quá đắt so với giá sản phẩm cùng loại trên thị trường. Bên cạnh đó, kênh phân phối rau VietGAP vẫn còn bó hẹp ở các siêu thị nên mức độ phổ biến chưa cao. Hiện Phú Lộc đang sản xuất để cung ứng chủ yếu cho hệ thống siêu thị Co.opMart để thực hiện chương trình bình ổn giá. Mặt khác, HTX cũng đang làm việc với các chợ và mời chính ban quản lý chợ làm đại lý phân phối rau VietGAP đến các hộ kinh doanh trong chợ. Theo ông Chánh, nếu TP hỗ trợ cho các HTX và ban quản lý các chợ về mặt cơ chế, chính sách thì rau VietGAP sẽ có điều kiện phát triển.
Để rau VietGAP phát triển và cung cấp đầy đủ cho toàn xã hội thì cần phải có sự bắt tay mật thiết hơn nữa giữa nhà sản xuất và phân phối. Bởi tại một số địa phương, thực trạng sản xuất rau xanh còn gặp nhiều khó khăn như công nghệ còn mang tính truyền thống, kỹ thuật lạc hậu, chưa phân biệt được giữa rau đạt chuẩn VietGAP, rau an toàn và không an toàn. Mặt khác, đầu ra của sản phẩm chưa có nhãn mác hay logo rõ ràng, chưa có chính sách truyền thông đúng mức để giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Nếu các HTX, DN sản xuất khắc phục được các nhược điểm nêu trên, đồng thời gắn kết chặt chẽ với các nhà kinh doanh, các siêu thị chắc chắn rau VietGAP sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, dần đẩy lùi các loại rau không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng trên thị trường.
Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã