Học tập đạo đức HCM

Bệnh thiếu ý thức

Thứ hai - 01/07/2013 21:52
Thiếu ý thức - cụm từ nghe có vẻ rất chung chung nhưng lại đang thực sự rất phổ dụng...

Ý thức là từ được nhắc đến nhiều hiện nay và trong rất nhiều giải pháp của các vấn đề, người ta luôn đưa giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức như là một hạng mục cần phải làm đầu tiên. Vậy tại sao, sự thiếu ý thức vẫn luôn là nỗi nhức nhối?

Dư luận ngỡ ngàng, tại sao tiêm chủng cho trẻ em - thế hệ được nâng niu, bao bọc với những điều kiện tốt nhất có thể, lại xảy ra chuyện ăn bớt vắc xin ở Hà Nội, hay tiêm vắc xin hết hạn cho trẻ ở Phú Yên. Những hậu quả gây ra cho trẻ em như thế nào, những người làm công tác y tế không thể không hiểu, cũng không thể không biết. Sự việc vẫn diễn ra và dư luận băn khoăn, chưa kể tới góc độ của những người làm trong ngành y tế, mà ở góc độ con người, ở góc độ của những bậc làm cha, làm mẹ thì lương tâm, ý thức của họ đặt ở đâu?

Dư luận cũng hoảng hốt khi báo chí phanh phui cơ sở bán nước phở "bẩn" cho hàng loạt quán phở Hà Nội - một món ăn nổi tiếng cả thế giới. Vì mục tiêu lợi nhuận trên hết, họ dẫm đạp lên cả những thứ tinh túy nhất về văn hóa ẩm thực để lừa gạt chính đồng loại của mình.

Cũng không ở đâu, mạng người rẻ rúng nhất là khi tham gia giao thông như ở Việt Nam. Đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông đầy đủ tiêu chuẩn về trí não, thị lực… chỉ thiếu mỗi ý thức, vẫn lao đi vùn vụt và có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào dù ban ngày hay ban đêm.

Nó trái ngược hoàn toàn với hình ảnh, sau trận động đất kinh hoàng tại Nhật Bản năm 2011, một chiếc xe tải vẫn đứng kiên nhẫn chờ đợi tới đèn xanh để vượt qua ngã tư trong đêm, dù xung quanh, không có một phương tiện nào cả.…

Mới đây nhất là vụ cháy nổ tại cây xăng số 2B, Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Lý giải trước mắt nguyên nhân của vụ việc có thể là do sự bất cẩn vặn van xe téc vặn không chặt khiến xăng rò rỉ chảy ra. Hà Nội phải huy động cả trăm người tham gia chữa cháy và sau vụ việc, chính Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội Nguyễn Đức Nghi vẫn còn lo sợ. Ông không thể tưởng tượng được, nếu không dập tắt được đám cháy có thể gây ra nổ xe téc và nổ luôn cả cây xăng thì hậu quả nó còn khủng khiếp tới mức nào.

Cây xăng đã tồn tại từ lâu, ngay sát mặt đường, gần Bệnh viện Quân đội 108 luôn đông đúc người qua lại, ngay cạnh đó là những quán cơm bình dân với những lò than, bếp gas đặt ngay vỉa hè… Sự thiếu ý thức, từ những người dân tới chủ cây xăng và cả những cơ quan quản lý đã khiến hàng triệu người dân Thủ đô lo lắng, rằng mình đang thực sự sống trong sự sợ hãi với những nguy hiểm cận kề từ những cây xăng đầy rẫy trong nội đô.

Sự thiếu ý thức diễn ra trong muôn mặt đời sống kinh tế , xã hội, từ lĩnh vực y tế, thực phẩm, giao thông, xây dựng… Thiếu ý thức - cụm từ nghe có vẻ rất chung chung nhưng lại đang thực sự rất phổ dụng trong đời sống, rẻ rúng và đang gây những hậu quả khôn lường.

Thực tế ở ta, luật và thực thi luật chưa nghiêm, chế tài không hiệu quả, có phần nương nhẹ. Nhưng quay ngược lại, sự thiếu ý thức ở chính mỗi người dân, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… dường như được chấp nhận là sự hiển nhiên và sau mỗi vụ việc gây sửng sốt kể trên, mọi việc lại đâu vào đó. Rồi các giải pháp trong mỗi vấn đề lại vẫn là: tuyên truyền nâng cao ý thức.
Tất nhiên, việc nâng cao ý thức ở một nước đang phát triển và hội nhập như chúng ta không thể trong một sớm một chiều. Nhưng luật thì hoàn toàn có thể đưa ra các biện pháp mạnh hơn để xử tội thiếu ý thức. Tại sao ngay lập tức không thể khởi tố vụ án cháy nổ mà lại là chờ tìm nguyên nhân?
Tại sao các địa phương luôn thu xếp được đất đai để làm nhiều việc khác mà di dời, hoặc có diện tích để đặt cây xăng cho đúng quy chuẩn lại không làm được?...

Trong cách xử sự của các cơ quan rõ ràng vẫn mang tính dây dưa, tình cảm mà không đặt sự an toàn của con người lên số 1 thì tương lai, không ai nói chắc rằng không còn những sự vụ như vậy xảy ra./.
Thái Linh
Theo toquoc.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập504
  • Hôm nay84,008
  • Tháng hiện tại789,121
  • Tổng lượt truy cập90,852,514
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây