Học tập đạo đức HCM

Tín dụng nông thôn Khi nông nghiệp, nông thôn là “cứu cánh”

Thứ hai - 26/11/2012 09:58
Thực tế trong thời gian qua, không ít ngân hàng đã hướng tín dụng về địa bàn nông thôn, coi đó là “cánh cửa thoát hiểm” trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

 

Để hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc đẩy vốn vào khu vực nông nghiệp-nông thôn, NHNN có chủ trương khuyến khích các NHTM tốt tiếp tục mở chi nhánh ở các địa bàn, vùng sâu, vùng xa, ở các vùng nông thôn để làm sao dẫn vốn về một cách hiệu quả nhất.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, đến cuối tháng 10/2012 trong khi tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống chỉ đạt khoảng 3,3% nhưng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) vẫn tăng tới 5,3%. Đặc biệt, tín dụng đối với một số ngành thủy sản có mức tăng trưởng trên 10%, tín dụng đối với cà phê cũng có mức tăng trưởng ổn định…

Không chỉ đảm bảo tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực này cũng thấp hơn nhiều so với nợ xấu của toàn hệ thống.


Tín dụng NNNT sẽ là lĩnh vực ưu tiên cho NHTM. (Ảnh: Kiều Phong)

Cũng bởi vậy, trả lời chất vấn Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình từng khẳng định, NNNT là lĩnh vực “cứu cánh” cho hoạt động tín dụng ngân hàng trong thời gian vừa qua. Chỉ riêng từ năm 2009 trở lại đây (thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định 41 về tín dụng đối với lĩnh vực NNNT) dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với lĩnh vực này tăng lên gấp đôi.

Mặt khác, Thống đốc cũng cho biết, NHNN xác định đây là một trong bốn lĩnh vực ưu tiên mà ngành Ngân hàng cần tập trung đầu tư vốn. Vì vậy, NHNN đã xây dựng cơ chế tín dụng đặc thù đối với những ngành, lĩnh vực quan trọng của đất nước và ảnh hưởng đến số đông người dân như lúa gạo, chăn nuôi, thuỷ sản… góp phần bảo đảm an sinh xã hội khu vực nông thôn, đồng thời yêu cầu các TCTD phải cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho lĩnh vực này.

Thực tế trong thời gian qua, không ít ngân hàng đã hướng tín dụng về địa bàn nông thôn, coi đó là “cánh cửa thoát hiểm” trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Nhiều ngân hàng đã tung ra các gói tín dụng ưu đãi để cho vay NNNT với lãi suất thấp, như LienVietPostBank, Agribank, Vietcombank…

Theo lãnh đạo một NHTMCP được điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng trong năm 2012, việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vượt hơn so kế hoạch một phần là nhờ đẩy mạnh tín dụng NNNT. Và với hạn mức tăng trưởng tín dụng tối đa 30% trong năm 2012, ngân hàng đã đầu tư vào những dự án lớn cho lĩnh vực này.

Với Agribank, trong khi nhiều năm qua các ngân hàng quay lưng lại với khu vực NNNT thì ngân hàng này vẫn tiếp tục kiên trì bám trụ bơm vốn cho khu vực này. Tính đến ngày 31/10/2012, dư nợ cho vay trong lĩnh vực NNNT của Agribank đạt 306,695 nghìn tỷ đồng chiếm gần 70% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Dư nợ cho vay theo các chương trình cũng đều tăng trưởng tốt so với cuối năm 2011. Cụ thể: cho vay thu mua, chế biến xuất khẩu thủy sản tăng 14,4%; cho vay chăn nuôi tăng 20%…

Lãnh đạo Agribank cho biết, trong những tháng cuối năm 2012, ngân hàng sẽ chủ động, linh hoạt điều hòa vốn cho các chi nhánh để mở rộng cho vay tăng dư nợ, đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu vay phát triển NNNT. Theo đó, Agribank sẽ thống kê kịp thời nhu cầu vốn chi phí sản xuất vụ Đông Xuân, nhu cầu vốn thu mua lương thực, cà phê… để bảo đảm cân đối vốn phù hợp, xử lý kịp thời những vướng mắc, đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho lĩnh vực NNNT, xuất khẩu và hộ sản xuất.

Và để nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn cho việc đẩy vốn vào khu vực NNNT, mới đây Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, NHNN có chủ trương khuyến khích các NHTM tốt tiếp tục mở chi nhánh ở các địa bàn, vùng sâu, vùng xa, ở các vùng nông thôn để làm sao dẫn vốn về một cách hiệu quả nhất. Chủ trương này được đánh giá cao và cho rằng điều này là cần thiết.

Phó Tổng giám đốc HDBank Lê Thành Trung cho rằng, nước ta là một nước có thế mạnh về nông nghiệp, 70% dân cư tập trung khu vực NNNT. Nhưng trong một thời gian dài, nhiều ngân hàng từ nông thôn chuyển cấp lên thành thị đã bỏ rơi thị trường này mà chỉ chăm chăm vào những bản hợp đồng ký kết trị giá cao, những DN lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu…

Tuy nhiên giờ đây, các ngân hàng đã nhận ra giá trị của những món vay tuy nhỏ lẻ nhưng hiệu quả chắc chắn nhờ “năng nhặt chặt bị” với độ an toàn cao và kịp đổi hướng chiến lược kinh doanh để “lội cú ngược dòng” trở lại khai thác thị trường tiềm năng này.

Phó tổng giám đốc VIB Lê Quang Trung cho rằng, chủ trương mở rộng mạng lưới ngân hàng về nông thôn sẽ giúp cho việc hỗ trợ vốn cũng như hiện đại hóa NNNT hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ông Trung cho rằng việc mở rộng mạng lưới về khu vực NNNT thời điểm này cũng gặp khó khăn.

Do các ngân hàng đang tiết giảm chi phí hoạt động một cách tối đa. Trong khi cho vay khu vực NNNT thường các món vay nhỏ, nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy trình về thẩm định hồ sơ vay, giải ngân… Như vậy, đòi hỏi phải có số lượng nhân sự đáp ứng yêu cầu công việc…

Mặt khác cũng nhiều lĩnh vực cho vay mang tính chất dài hạn như trồng rừng, cao su… trong khi vốn huy động hệ thống ngân hàng lại chủ yếu là ngắn hạn. Do đó, ông Trung cho rằng, với ngân hàng chưa có điều kiện mở rộng mạng lưới đầu tư trực tiếp cho NNNT có thể đầu tư gián tiếp cho DN kinh doanh mặt hàng nông sản. Ông Lê Thành Trung đồng quan điểm cho rằng, quan trọng nhất là ngân hàng cho vay đúng mục đích và DN đó sử dụng đồng vốn đó sản xuất ra đúng hàng hóa mà xã hội đang có nhu cầu.

Huyền Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại870,089
  • Tổng lượt truy cập90,933,482
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây