Từ đầu thế kỷ 21, Việt Nam đã rất quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu về an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về cá rô phi. Trong đó, có một số đề tài đã xây dựng và áp dụng thành công trên toàn quốc như Viện Nghiên cứu NTTS I và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2009, đã xây dựng quy trình “Nuôi cá rô phi thâm canh theo quy chuẩn GAP”. Đây là quy trình nuôi cá rô phi có áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm nuôi, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường và đảm bảo có hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Sản xuất cá rô phi hướng tới tiêu chuẩn VietGAP, ASC - Ảnh: Lê Hoàng
Kết quả đạt được của đề tài này đó là cá rô phi nuôi thâm canh trong ao đất đạt năng suất 20 - 25 tấn/ha/vụ sau 6 tháng nuôi, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, áp dụng quạt nước hay sục khí và các biện pháp quản lý chất lượng nước, kích cỡ cá thương phẩm đạt trên 500 g/con phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Hình thức nuôi này phù hợp với các trang trại, các nông hộ tiên tiến am hiểu về kỹ thuật nuôi cá rô phi và có khả năng đầu tư cao. Nuôi thâm canh cá rô phi trong lồng/bè, năng suất đối với nuôi cá bè có thể đạt 40 - 60 kg/m3, nuôi lồng nhỏ có thể đạt 80 - 100 kg/m3. Tiếp đó là đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi” giai đoạn 2011 - 2014 do TS Nguyễn Văn Tiến (Viện Nghiên cứu NTTS I) làm chủ nhiệm. Công nghệ nuôi cân bằng các bon và Nitơ lượng dinh dưỡng từ chất thải của thủy sản nuôi được các vi sinh vật dị dưỡng và tảo tái sử dụng để tạo thành sinh khối. Thủy sản nuôi sẽ tận dụng sinh khối vi sinh vật này như một nguồn thức ăn bổ sung. Sự phát triển của vi sinh vật dị dưỡng không những làm sạch môi trường ao nuôi mà việc tái sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng từ chất thải của thủy sản nuôi sẽ làm giảm chi phí thức ăn. Việc không hoặc hạn chế thay nước sẽ tăng tính an toàn sinh học, giảm sự xâm nhập của các mầm bệnh vào ao nuôi. Đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn trên cá rô phi. Công nghệ nuôi mới này đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ giảm chi phí thức ăn và thay nước, thân thiện với môi trường, an toàn sinh học cao và dễ áp dụng.
Như vậy, có thể nhận thấy rõ ràng rằng: Việt Nam đã rất quan tâm về an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm nuôi, an toàn về dịch bệnh cho cá nuôi, thân thiện với môi trường và đảm bảo có hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Ở Mỹ đưa ra 16 chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng Việt Nam đã nghiên cứu tới 27 chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm (Đề tài KC-06-20.NN- 2003-2005) trên cá nuôi. Trong quá trình nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá rô phi nói riêng có thể gặp nhiều rủi ro, tuy nhiên, có thể khẳng định tại nước ta không có chuyện nuôi cá rô phi bằng thuốc trừ sâu.
Trong khi, ngành thủy sản đang hướng tới việc sản xuất cá rô phi theo các quy chuẩn VietGAP, ASC… nuôi cá theo hướng sản xuất sạch để tạo dựng thị trường xuất khẩu và thương hiệu cho ngành thủy sản Việt Nam. Với tư cách là nhà khoa học và chuyên gia nuôi trồng thủy sản an toàn vệ sinh thực phẩm, tôi có nhận xét những rủi ro thường gặp trong nuôi trồng thủy sản “tôm tặc”; “cá tặc” và mới đây lại còn “tin tặc” về nuôi cá rô phi bằng chất độc dioxin. Các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm làm rõ vấn đề này. Bởi những thông tin thất thiệt như vậy sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi, giá cả và hình ảnh của cá rô phi của Việt Nam.
Tình trạng một số thông tin gây hoang mang cho người tiêu dùng về nông sản Việt độc hại vì ngậm chất độc không dừng lại ở dạng “tin đồn”, một số tờ báo mạng đưa tin thiếu kiểm chứng từ các cơ quan chuyên môn đã làm xấu hình ảnh của nông, thủy sản Việt Nam trên thị trường, khiến người nuôi điêu đứng vì không tiêu thụ được sản phẩm.
>> Theo kế hoạch của Bộ NN&PTNT, đến năm 2020, phấn đấu diện tích nuôi cá rô phi tại các vùng trên cả nước đạt 33.000 ha và 1,5 triệu m3 lồng nuôi trên sông và hồ chứa lớn. Sản lượng 300.000 tấn, trong đó 50 - 60% sản lượng đủ tiêu chuẩn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Sản xuất được 100% nhu cầu về số lượng và chất lượng con giống sạch bệnh phục vụ nuôi thương phẩm. Tạo công ăn việc làm cho khoảng 54.000 lao động trực tiếp và 5.000 lao động gián tiếp. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã