Học tập đạo đức HCM

Triển khai Nghị định 42 về bảo vệ đất lúa: Mức hỗ trợ chưa phù hợp

Thứ năm - 21/03/2013 20:17
Nghị định 41 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa với mục tiêu bảo đảm giữ ổn định 3,812 triệu ha. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mức hỗ trợ cho người nông dân để sản xuất, sử dụng đất lúa hiện nay vẫn quá thấp.

 

TS Nguyễn Trí Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT): Còn buông lỏng quản lý đất lúa

Để đạt được mục tiêu bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài, cần có chính sách quản lý và phát triển đất lúa phù hợp đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. Công bằng mà nói, mức hỗ trợ theo Nghị định 42 chưa đáp ứng được kỳ vọng của nông dân. Việc hỗ trợ trực tiếp đến tận tay người nông dân là điều kiện quan trọng để có thể đảm bảo mục tiêu giữ và sử dụng hiệu quả 3,8 triệu ha đất lúa; thậm chí nếu thực hiện tốt nghị định này, diện tích đất lúa có thể duy trì trên 3,8 triệu ha.

Nông dân xã Tống Phan (Phù Cừ, Hưng Yên) cày đổ ải.

Trên thực tế, việc bảo vệ và giữ được 3,8 triệu ha đất lúa còn có nhiều khó khăn do ở nhiều địa phương, việc đất lúa vẫn buông lỏng quản lý, tình trạng sử dụng đất trồng lúa thiếu chặt chẽ, thiếu quy hoạch, chạy theo dự án còn phổ biến. Trong khi nông dân thiếu đất sản xuất thì việc giao đất, cho thuê đất manh mún, phân tán không tuân thủ quy hoạch dẫn tới thực trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa tại các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đô thị mới. Do đó, phải thực hiện nghiêm các chế tài, đảm bảo đủ sức răn đe với những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai và hành vi không thực hiện đúng theo quy hoạch đất lúa đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

Ông Nguyễn Văn Đông - Chủ tịch Hội Nông Dân thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc): Chưa tạo được động lực

Gia đình tôi hiện có 4 sào ruộng, một năm canh tác 2 vụ lúa, 1 vụ màu nhưng thu nhập từ nông nghiệp cũng rất bấp bênh. Có năm gặp phải thiên tai, dịch bệnh, trừ hết chi phí đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động...còn bị lỗ vốn. Với Nghị định 42 cho thấy Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn tới nông dân và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với mục tiêu để bảo vệ đất lúa, tôi nghĩ cần có chính sách hỗ trợ cao hơn, bởi mức 500.000 đồng/ha chia ra từng hộ làm nông nghiệp thì còn quá thấp, chưa đủ mạnh để khuyến khích bảo vệ đất lúa.

Ông Bùi Văn Đức - Chủ tịch UBND xã Song Phượng (Đan Phượng, Hà Nội): Khoanh vùng bảo vệ “bờ xôi ruộng mật”

Những năm gần đây, hầu như địa phương nào cũng cho lấy đất lúa (bờ xôi, ruộng mật) để làm khu công nghiệp, đô thị... dẫn đến đất lúa ngày càng bị thu hẹp. Quyền, trách nhiệm bảo vệ đất lúa thuộc phần lớn trách nhiệm của huyện, tỉnh, Nhà nước, chứ xã không có quyền thu hồi đất lúa làm dự án. Theo tôi, Nhà nước và chính quyền địa phương cần khoanh vùng đất lúa (bờ xôi, ruộng mật), hạn chế thu hồi, nếu buộc phải thu hồi chỉ cho phép thu hồi đất lúa sản xuất kém hiệu quả.

Ông Trần Xuân Định - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Thái Bình: Hỗ trợ mới chỉ mang tính “động viên”

Mức hỗ trợ theo Nghị định 42 chỉ là mức hỗ trợ mang tính “động viên, khuyến khích”, bởi việc sản xuất lúa gặp nhiều rủi ro, dịch bệnh, lợi nhuận thấp, đang trong bối cảnh khí hậu biến đổi ngày càng sâu sắc. Khi đi cơ sở, ở nhiều nơi bà con than phiền rằng mức hỗ trợ (theo Nghị định 42) chỉ như “muối bỏ bể”, nhưng đúng là cũng không biết lấy đâu ra kinh phí để hỗ trợ. Theo ước tính, mỗi năm Thái Bình sẽ được hỗ trợ khoảng 40 tỷ đồng để duy trì sản xuất 76.000- 82.000ha lúa mỗi năm.

Theo Nghị định 42, ngân sách nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước. Đồng thời, ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70%...

Ông Bùi Văn Huê (thôn Ba Mô, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, Bắc Giang): Chỉ đủ tiền một buổi đi chợ

Gia đình tôi có 5 khẩu với gần 6 sào ruộng, trong đó có 3 sào là đất lúa với sản lượng trung bình mỗi năm khoảng 1,6 tấn thóc. Ngoài ra, tôi cũng đấu thầu thêm 3ha đất ao thả cá để tăng thêm thu nhập cho gia đình... Nghe nói Nhà nước sẽ có hỗ trợ cho người dân trồng lúa như chúng tôi, nhưng với mức 500.000 đồng/ha nếu quy đổi ra 3 sào ruộng của gia đình tôi, tức chỉ được gần 55.000 đồng/năm. Tôi nghĩ số tiền hỗ trợ như vậy may ra chỉ đủ cho vợ tôi đi chợ mua đồ ăn một bữa cho cả nhà.

Theo Danviet

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm335
  • Hôm nay79,934
  • Tháng hiện tại785,047
  • Tổng lượt truy cập90,848,440
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây